Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch”

Vân Tiên |

"Đỉnh điểm một ngày ở BV có thể tiếp nhận 70 bệnh nhân nặng, nguy kịch, giờ chỉ còn khoảng 40 bệnh nhân. Đồng thời, con số bệnh nhân hồi phục và xuất viện tăng lên", BS. Linh nói.

Ông N. xúc động sau khi vượt ải tử thần, giành giật sự sống  

Cuộc chạy đua đầu tiên để phẫu thuật cứu bệnh nhân

"Hôm nay khỏe chưa, bác sĩ Linh ghé thăm chú nè?" - BS. Lực nói.

Vừa dứt lời, BS. Trần Thanh Linh - Phó Giám đốc BV Hồi sức Covid-19 tiếp lời: "Bác lên đây thấy sao, khỏe rồi phải không, bụng có còn đau không?".

Nằm trên giường bệnh, ông G.N (60 tuổi) cố nhướng người, trả lời bác sĩ.

"Khỏe, khỏe rồi, bụng còn đau nhưng không lo nữa. Mừng lắm, tôi thấy mình sống rồi".

Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 2.

Cái bắt tay ân tình, cảm ơn của ông N. và BS. Linh

Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 3.
Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 4.

Ông N. cảm kích trước tấm lòng, sự tận tâm của các y bác sĩ

2 tuần trước, ông N. nhập viện trong tình trạng nguy kịch do nhiễm Covid-19, phải đặt nội khí quản. Sau khi tiến hành thăm khám, bác sĩ phát hiện ông N. bị tắc ruột do khối u đại tràng góc lách, bội nhiễm acinetobacter baumannii đa kháng, hạ kali máu nặng.

Trước tình trạng ông N. diễn tiến xấu, BS. Linh nhanh chóng hội chẩn cùng ê-kíp, lên phương án phẫu thuật để giữ mạng sống cho bệnh nhân. Điều đáng nói, đây chính là ca phẫu thuật đầu tiên trong BV Hồi sức Covid-19.

Ngày 2/9, ca phẫu thuật được diễn ra với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cố gắng hết sức của ê-kíp y bác sĩ. Sau 180 phút giành giật từng hơi thở cho bệnh nhân, ca phẫu thuật thành công, ông N. được chuyển lên khoa Hồi sức ICU 2A.

Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 5.

BS. Trần Thanh Linh chia sẻ về những khó khăn trong quá trình phẫu thuật cho ông N. Bác sĩ Linh được biết đến với cái tên “bác sĩ 91” vì chữa trị thành công cho phi công người Anh

Chia sẻ về tình trạng của bệnh nhân hiện tại, BS. Trần Thanh Linh cho biết 10 ngày sau mổ, ông N. đã được rút nội khí quản, chuyển lên lầu 7 để theo dõi. "Bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống ngon miệng, có thể xuất viện trong vài ngày tới. Riêng về chứng u đại tràng, bệnh nhân cần xác định theo dõi, điều trị lâu dài", BS. Linh nói.

Theo Phó Giám đốc BV Hồi sức Covid-19, mặc dù đây là ca phẫu thuật đầu tiên được tiến hành ở bệnh viện nhưng may mắn là tại BV Ung bướu cơ sở 2 (nơi chuyển thành BV Hồi sức Covid-19) có phòng phẫu thuật nên các y bác sĩ có đủ điều kiện để thực hiện ca mổ.

Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 6.
Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 7.
Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 8.
Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 9.

Các chỉ số sau khi phẫu thuật của bệnh nhân được y bác sĩ theo dõi liên tục

"Để phẫu thuật một ca cho bệnh nhân Covid-19, chúng tôi phải có sự chuẩn bị trước, đặc biệt là phân luồng, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng mổ áp lực âm, kỹ thuật viên, bác sĩ gây mê, gây tê… Điều thuận lợi là trong số các y bác sĩ đang công tác tại BV Hồi sức, có đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm. 

Tuy nhiên khi triển khai phòng mổ tại đây, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa hẳn là sẽ hoàn chỉnh như các bệnh viện phẫu thuật thường xuyên nên chúng tôi phải mang trang thiết bị, ê-kíp từ Chợ Rẫy sang, may mắn là ca phẫu thuật đã thành công", BS. Trần Thanh Linh chia sẻ.

Không phát hiện kịp thời, cụ bà sẽ phải cắt bỏ chân

5 ngày sau khi thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên, các bác sĩ tại BV Hồi sức Covid-19 tiếp tục mổ cấp cứu một cụ bà thoát khỏi cảnh hoại tử chân trái.

Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 10.

BS. Bảo chia sẻ về quá trình điều trị cho bà Hai, đây là ca phẫu thuật về mạch máu đầu tiên tại BV Hồi sức Covid-19

Ths.BS Dương Đinh Bảo - Chuyên khoa Phẫu thuật mạch máu, BV Chợ Rẫy cho biết, bà Trần Thị Hai (66 tuổi, ngụ Hóc Môn) nhập viện ngày 7/9 trong tình trạng khó thở, đang thở oxy mask.

Một ngày sau khi nhập viện vì nhiễm Covid-19, bà Hai xuất hiện triệu chứng tê chân, lạnh tím chân. Quá trình thăm khám cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu tắc động mạch, nếu không mổ và giải quyết kịp thời trong vòng 6 tiếng thì sẽ dẫn đến hoại tử, phải cắt bỏ chân.

Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 11.
Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 12.

Nếu không nhanh chóng phẫu thuật, chân trái của bà Hai sẽ bị hoại tử

"Ngay trong đêm đó, chúng tôi đã tiến hành mổ cho bệnh nhân. Vì nhiễm Covid-19 nên bệnh nhân khó thở, nếu mà gây mê nội khí quản thì tiên lượng tử vong rất là cao. Cho nên phương án được thực hiện là mổ gây tê tại chỗ, lấy hết huyết khối ra để giúp mạch máu lưu thông trở lại. Ca mổ kéo dài hơn 2 tiếng, may mắn đã thành công", BS. Bảo nói.

Theo BS. Bảo, thường những ca mổ cấp cứu phải mổ gây mê, nhưng nếu đặt nội khí quản cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 thì tiên lượng tử vong sẽ cao hơn.

Áp lực lớn nhất của ê-kíp phẫu thuật chính là mặt thời gian, nếu trong vòng 6 tiếng chưa tiến hành thì nguy cơ hoại tử chân rất cao.

Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 13.

Nụ cười hạnh phúc, biết ơn của bà Hai

"Mình rất vui mừng vì đã cứu được bệnh nhân, đến nay mọi chỉ số sức khỏe của bệnh nhân đều rất tốt, không cần phải thở oxy qua máy nữa, bệnh nhân có thể xuất viện trong vài ngày tới", Ths.BS Dương Đinh Bảo chia sẻ.

Nở nụ cười hiền hậu khi nhìn thấy BS. Bảo vào thăm, bà Trần Thị Hai xúc động cho biết đến giờ phút này, bà vẫn chưa thể nào tin được mình có thể sống sót, giữ được cái chân trái.

Để có thể nhập viện, bà Hai phải trải qua chặng đường rất vất vả, trời mưa, mấy tiếng đồng hồ mới đến được BV Hồi sức Covid-19.

Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 14.
Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 15.

Bà Hai cảm ơn bác sĩ Bảo, mong muốn được nhìn thấy mặt các bác sĩ cứu mình sau khi xuất viện

"Bác sĩ cực quá, mấy tiếng đồng hồ dầm mưa, đường dơ lắm mà vẫn đi cứu dì. Lúc mổ nhìn thấy bác sĩ tội lắm, trong đầu cứ nghĩ chết sống cũng do bác sĩ thôi. Bây giờ dì khỏe rồi, mai mốt được xuất viện về nhà, muốn bác sĩ mở mặt ra để mà dì nhìn cảm ơn", bà Hai cười hạnh phúc.

Theo bà Hai, trong quá trình điều trị ở bệnh viện, từ y bác sĩ, nhân viên y tế đến tình nguyện viên đều chăm sóc bà rất tốt. Vì nhà neo đơn, sau khi bà nhập viện, đứa cháu nội 6 tuổi phải gửi nhờ nhà hàng xóm. Bà chỉ mong bản thân mau khỏe để trở về với gia đình, giảm bớt áp lực, vất vả cho lực lượng y bác sĩ tuyến đầu chống dịch.

Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 16.

Các y bác sĩ đều nỗ lực hết sức trong việc cứu chữa cho bệnh nhân

Phó Giám đốc BV Hồi sức Covid-19, BS Trần Thanh Linh cho biết, sau 2 tháng hoạt động, BV đã thu dung điều trị cho khoảng 2.900 bệnh nhân nặng và nguy kịch. Hiện 50% đã cho xuất viện và chuyển giảm độ bệnh xuống tầng dưới.

Có khoảng 700 bệnh nhân đang điều trị, trong 10 ngày qua thì số lượng bệnh nặng đến bệnh viện đã giảm, con số tử vong cũng vậy.

"Đỉnh điểm một ngày ở BV có thể tiếp nhận 70 bệnh nhân nặng, nguy kịch, giờ chỉ còn khoảng 40 bệnh nhân. Đồng thời, con số bệnh nhân hồi phục và xuất viện tăng lên", BS. Linh nói.

Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 17.
Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 18.

Những ca bệnh nặng đã giảm dần là một trong những tín hiệu tích cực của TP.HCM

Gặp lại “bác sĩ 91” từng chữa trị cho phi công người Anh: “Đỉnh điểm một ngày chúng tôi tiếp nhận 70 bệnh nhân nguy kịch” - Ảnh 19.

BS. Trần Thanh Linh - Phó Giám đốc BV Hồi sức Covid-19

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags

covid

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại