Gặp gỡ Vũ Anh Tuấn - người "trải đường" cho bộ môn tranh biện tại Việt Nam: Đừng chỉ cố "ném" kiến thức ra để chứng minh bản thân

HUỲNH ĐỨC - DESIGN: HOÀNG SƠN |

Anh Tuấn luôn muốn biến tranh biện thành một bộ môn ai cũng có thể tiếp cận và thay đổi tư duy của mọi người rằng không phải cứ "lên cãi nhau là trở thành tranh biện".

Tranh biện (debate) là một kỹ năng mềm cần thiết trong mọi khía cạnh của đời sống. Tuy nhiên, đây cũng được là một kỹ năng khó và đòi hỏi người học cần phải có một sự luyện tập chăm chỉ để có thể thấm nhuần. 

Nói về tầm quan trọng của tranh biện, trong lịch sử đã chứng minh được từ những nhà triết gia, hùng biện nổi tiếng như Cicero cho tới Churchill đã giúp nhân loại giải quyết vô vàn vấn đề trong xã hội nhờ vào tranh biện. Dó đó, không chỉ dừng lại ở một kỹ năng, mà hiện nay tranh biện đã được phát triển rộng rãi thành những cuộc thi có quy mô, tầm cỡ không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế.

Cùng chung dòng chảy này, rất nhiều bạn trẻ hiện tại không chỉ quan tâm đến việc phát triển kỹ năng tranh biện như một kỹ năng cá nhân, mà còn mong muốn lan tỏa nó rộng khắp hơn đến cộng đồng. Và một trong những cái tên nổi bật nhất trong cộng đồng tranh biện trẻ Việt Nam có lẽ phải kể đến Vũ Anh Tuấn (25 tuổi) - người được ưu ái gọi bằng danh xưng "người lan tỏa tình yêu tranh biện đến cộng đồng tranh biện Việt Nam".

Vũ Anh Tuấn (VAT)

25 tuổi

- Founder Gấu Debate

- Founder Học viện Tranh biện và Hùng biện VN

- Founder Liên đoàn Tranh biện Việt Nam

- Giám đốc học thuật của Viện Tranh biện Việt Nam

- Phó Chủ toạ Hội đồng Tranh biện Châu Á

- Trưởng Ban kĩ thuật giải vô địch Tranh biện thế giới WSDC 2021

- Trưởng BGK Giải vô địch toàn quốc VBC 2021

Hiện nay, Anh Tuấn là giám khảo và là người tổ chức ra rất nhiều cuộc thi tranh biện trên khắp mọi miền Tổ quốc. Không chỉ thế, cái tên anh chàng còn được các cuộc thi tranh biện lớn trên thế giới "chọn mặt gửi vàng" làm giám khảo cũng như thành viên ban tổ chức.

Có thể nói, Anh Tuấn đã và đang chứng minh được tầm quan trọng của bản thân đối với cộng đồng tranh biện. Với tôn chỉ: "Khi tranh biện thì bạn nên thắng như một đội, và thua thì cũng thua như một đội", Anh Tuấn đã đào tạo, huấn luyện được rất nhiều các bạn trẻ tài năng để có thể "chinh chiến" ở những cuộc thi tranh biện tầm cỡ quốc tế.

Gặp gỡ Vũ Anh Tuấn - người trải đường cho bộ môn tranh biện tại Việt Nam: Đừng chỉ cố ném kiến thức ra để chứng minh bản thân - Ảnh 2.

Vũ Anh Tuấn

Phát hiện và "vá" lại những "lỗ hổng" trong tư duy tranh biện của giới trẻ

Tình yêu với tranh biện của Anh Tuấn bắt nguồn từ những năm tháng cấp 3 khi lần đầu tiên anh chàng được tham gia vào một cuộc thi tranh biện cấp trường. Lúc bấy giờ, có thể nói bản thân Tuấn còn khá rụt rè và tự ti, nhưng cũng nhờ trải nghiệm tranh biện đầu đời ấy mà Anh Tuấn đã dám bước ra khỏi vùng an toàn để chứng minh bản thân. 

Tình yêu đối với bộ môn tranh biện ngày càng được lớn mạnh và củng cố hơn khi Anh Tuấn bước vào đại học, được học tập và hoạt động trong một môi trường năng động như Học viện Ngoại Giao. Anh Tuấn được thử sức bản thân ở nhiều cuộc thi tranh biện tầm cỡ hơn. Khi còn đang là sinh viên năm nhất, bản thân Tuấn dường như đã "càn quét" tất cả các giải tranh biện ở Việt Nam.

Vì những thành tích mà bản thân đã đạt được ở trong nước, Anh Tuấn được trao cơ hội đi "chinh chiến" ở nước ngoài. Tuy nhiên, kết quả nhận lại khiến anh chàng cảm thấy vô cùng thất vọng.

"Trong chuyến lần đầu tiên 'xuất ngoại' đó, mình đã tự tin về bản thân đến mức thái quá. Do đó, mình đã để tuột mất cơ hội giành chiến thắng trong lần đầu đem chuông đi đánh xứ người", Anh Tuấn kể lại 

Gặp gỡ Vũ Anh Tuấn - người trải đường cho bộ môn tranh biện tại Việt Nam: Đừng chỉ cố ném kiến thức ra để chứng minh bản thân - Ảnh 3.

Bản thân Anh Tuấn từng thất bại khi "chinh chiến" ở nước ngoài

Kết quả thua cuộc khiến Anh Tuấn không khỏi shock. Bởi lẽ, Tuấn đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc tranh biện, chẳng những thế đề bài lần đó "trúng tủ" với kiến thức về quan hệ quốc tế mà bản thân anh chàng đang sở hữu. Tuy nhiên, thay vì tự trách, Anh Tuấn lại quyết tâm đi tìm nguyên nhân khiến mình bị thua trước vòng thi tưởng chừng như là thế mạnh của mình. Chàng trai đã nghiên cứu lại tất cả tài liệu liên quan đến tranh biện, đi hỏi những anh chị có chuyên môn và cuối cùng Anh Tuấn đã phát hiện được những "lỗ hổng" của bản thân.

"Vấn đề là mình có kiến thức nhưng không biết vận dụng sao cho hợp lý. Không suy nghĩ như một debater (người tranh biện) mà chỉ cố 'ném' kiến thức ra để chứng minh bản thân. Mình vẫn nhớ câu chuyện năm nhất đấy, đó chính là 'cú hích' để mình nghiên cứu sâu hơn về kỹ năng này", Tuấn bày tỏ.

Từ khoảnh khắc đó, suy ra từ chính bản thân mình, Anh Tuấn nhận thấy không chỉ có bản thân mà rất nhiều những bạn trẻ khác ở Việt Nam đang mắc phải những sai lầm trong tư duy tranh biện. Những format mà Anh Tuấn và các bạn trẻ hồi đó tiếp cận không quá mới mẻ, cũng như luật lệ còn khá sơ khai. Từ những "lỗ hổng" mà bản thân đã phát hiện, anh chàng quyết định đem những luật tranh biện ở nước ngoài về với Việt Nam.

"Sau cuộc thi, mình nhận thấy rằng nước ngoài dùng format tranh biện rất khác so với format Việt Nam đang dùng. Vậy là mình quyết định mang luật lệ, cách chơi mới về Việt Nam và xây dựng các kỳ thi dựa trên format đó", Anh Tuấn chia sẻ.

Gặp gỡ Vũ Anh Tuấn - người trải đường cho bộ môn tranh biện tại Việt Nam: Đừng chỉ cố ném kiến thức ra để chứng minh bản thân - Ảnh 4.
Gặp gỡ Vũ Anh Tuấn - người trải đường cho bộ môn tranh biện tại Việt Nam: Đừng chỉ cố ném kiến thức ra để chứng minh bản thân - Ảnh 5.
Gặp gỡ Vũ Anh Tuấn - người trải đường cho bộ môn tranh biện tại Việt Nam: Đừng chỉ cố ném kiến thức ra để chứng minh bản thân - Ảnh 6.
Gặp gỡ Vũ Anh Tuấn - người trải đường cho bộ môn tranh biện tại Việt Nam: Đừng chỉ cố ném kiến thức ra để chứng minh bản thân - Ảnh 7.

Hình ảnh Anh Tuấn cùng với các bạn trẻ tại một số giải tranh biện

Từng chút từng chút một, Anh Tuấn đã giúp cộng đồng tranh biện ở Việt Nam có một nền móng vững chắc hơn. Cái tên Vũ Anh Tuấn cũng theo đó mà trở nên quen thuộc vô cùng với các debater Việt. Đặc biệt, ở quốc tế, cái tên VAT thậm chí còn nổi danh hơn. VAT thực ra là biệt danh của Anh Tuấn, bởi lẽ khi ra nước ngoài thi đấu và chấm giải, các bạn ngoại quốc không thể phát âm được chữ "Tuấn" và họ đã yêu cầu anh chàng đổi thành những cái tên nước ngoài. Không muốn cái tên của mình bị "Tây hóa", Anh Tuấn đã lấy 3 chữ cái đầu ở tên để tạo thành nhận diện riêng ở cả cộng đồng tranh biện trong nước và quốc tế.

Với các đóng góp to lớn của mình, hiện Anh Tuấn thường xuyên xuất hiện trong các cuộc thi về tranh biện tại Việt Nam cũng như trên thế giới với vai trò giám khảo và ban tổ chức. 

Trao đi nhưng không có nghĩa là cần nhận lại

Với mong muốn phát triển một cộng đồng tranh biện Việt Nam lớn mạnh, vào năm 2018, Anh Tuấn đã quyết định thành lập Gấu Debate - một tổ chức, sân chơi cho các bạn trẻ có niềm đam mê với bộ môn này. Fanpage của Gấu Debate hiện đang thu hút gần 8.500 thành viên, con số tuy không quá nhiều nhưng vẫn chứng minh được rằng những nỗ lực Anh Tuấn bỏ ra cho cộng đồng đang thu lại nhiều kết quả. 

"Giai đoạn đó cộng đồng tranh biện ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Các bạn cũng phát triển một cách khá 'tự phát', không theo một tiêu chuẩn chung nào. Không chỉ thế, các bạn học sinh, sinh viên lúc bấy giờ chịu bị giới hạn trong khung mẫu tranh biện cũ. Do đó, mình nhận thức được rằng phải có một tổ chức để giúp đỡ và định hướng các bạn trẻ". 

Tuy nhiên thời điểm đó, Anh Tuấn đã gặp vô vàn những khó khăn khi nguồn nhân lực hạn chế cả về chất và lượng. Không chỉ thế, dù tranh biện là một bộ môn phát triển tư duy rất tốt, song không thể tránh khỏi những ác cảm của mọi người. Bản thân Anh Tuấn gặp một vài câu hỏi như: "Học tranh biện về có cãi bố mẹ không?" hay "Tranh biện là cãi nhau ỏm tỏi à?"... Dù chỉ là những câu bông đùa nhưng nó đại diện cho việc rất nhiều người vẫn đang ôm định kiến về tranh biện, điều đó khiến việc đào tạo và lan tỏa bộ môn trở nên rất khó khăn.

Vượt lên trên tất cả, Anh Tuấn đã cùng nhiều debater khác xây dựng lên một cộng đồng tranh biện lớn mạnh như hiện nay. Nhớ lại khoảng thời gian đó, Anh Tuấn luôn dành một sự khâm phục cho những người cộng sự đầu tiên của mình - những người đã đặt nền móng cho Gấu Debate và phát triển Gấu Debate theo đúng tôn chỉ hướng về cộng đồng.

"Mình luôn trân trọng những người bạn cộng sự của mình. Bởi lẽ, chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi, họ có thể đưa cộng đồng Tranh biện Việt Nam phát triển được đến độ cao như thế. Trong vòng 3 năm ấy, Việt Nam, từ một cộng đồng chưa thể tổ chức một giải đấu quy chuẩn nào, đã tổ chức thành công nhiều giải tranh biện tầm cỡ quốc tế", Anh Tuấn tâm sự.

Gặp gỡ Vũ Anh Tuấn - người trải đường cho bộ môn tranh biện tại Việt Nam: Đừng chỉ cố ném kiến thức ra để chứng minh bản thân - Ảnh 8.

Những người đầu tiên đặt nền móng cho Gấu Debate phát triển

Khi được hỏi về lý do vì sao muốn lan tỏa bộ môn này đến cộng đồng và bản thân đã nhận lại được gì hay chưa, Anh Tuấn cho biết: "Mình đã nhận được rất nhiều điều từ bộ môn này, từ việc tự tin khi đứng trước đám đông đến việc dám nói lên quan điểm của bản thân, mình cũng có được những cái nhìn đa chiều hơn, một tư duy tổng hợp sâu sắc hơn, phản xạ nhạy bén hơn, lập luận cũng 'sắc nhọn' hơn để có thể xâu chuỗi, móc xích các luận điểm lại với nhau. Mình nhận lại nhiều rồi, nên đây là lúc mình san sẻ cho những bạn trẻ khác".

Với sự tận tâm dành cộng đồng như vậy, nên trong tôn chỉ đào tạo của mình, Anh Tuấn luôn muốn những người mà bản thân từng được đào tạo sẽ quay trở lại để chung tay với Anh Tuấn xây dựng lên một đồng tranh biện Việt Nam vững mạnh hơn.

Chàng trai quan niệm: "Nếu đã hy sinh vì cộng đồng, mình sẽ không chờ đợi bất kỳ điều gì cả. Nếu mình chờ đợi thì đó vẫn thuộc về cá nhân. Mình không mong cầu được nhận lại quá nhiều, bởi sau một quá trình dài trau dồi, nhìn thấy sự trưởng thành của các bạn trẻ khi trở thành phiên bản tốt hơn ở bản thân đã khiến mình cảm thấy rất vui".

Gặp gỡ Vũ Anh Tuấn - người trải đường cho bộ môn tranh biện tại Việt Nam: Đừng chỉ cố ném kiến thức ra để chứng minh bản thân - Ảnh 9.

Anh Tuấn cùng các bạn thí sinh tại cuộc thi trường Teen

Theo Anh Tuấn, cộng đồng tranh biện ở Việt Nam hiện tại đang đi vào quỹ đạo của sự phát triển. Trong tương lai, Anh Tuấn muốn tạo ra một tiêu chuẩn chung cho cộng đồng tranh biện Việt Nam, biến tranh biện thành một bộ môn ai cũng có thể tiếp cận và thay đổi tư duy của mọi người rằng không phải cứ "lên cãi nhau là trở thành tranh biện". Ngoài ra, Anh Tuấn sẽ phát triển chuyên sâu hơn về kỹ năng cho các tranh biện viên và lan tỏa tình yêu của bộ môn này đến rộng rãi các bạn trẻ ở mọi miền tổ quốc.

Ảnh: NVCC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại