Gần một nửa thế giới “đặt gạch” mua mặt hàng quan trọng này của Việt Nam: Thu hơn 13 tỷ USD từ đầu năm, nước ta là 1 trong 3 “ông hoàng” toàn cầu

Như Quỳnh |

Từ Mỹ, Á cho đến Âu, mặt hàng này của Việt Nam đang "len lỏi" khắp thế giới.

Gần một nửa thế giới “đặt gạch” mua mặt hàng quan trọng này của Việt Nam: Thu hơn 13 tỷ USD từ đầu năm, nước ta là 1 trong 3 “ông hoàng” toàn cầu- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 5 tăng 6,4% so với tháng trước đó, đạt hơn 2,7 tỷ USD. Tính chung cả 5 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 13,18 tỷ USD, tăng 4,2% so với 5 tháng đầu năm 2023.

Xét về thị trường, Mỹ là “khách ruột” của hàng dệt may Việt Nam với kim ngạch đạt hơn 5,6 tỷ USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 42,8% trong tổng kim ngạch của cả nước.

Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của hàng dệt may Việt Nam với kim ngạch đạt trên 1,53 tỷ USD, tăng 7,5% so với 5T/2023.

Đứng thứ 3 là thị trường Hàn Quốc đạt 1,16 tỷ USD, chiếm 8,8%, tăng nhẹ 1,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Gần một nửa thế giới “đặt gạch” mua mặt hàng quan trọng này của Việt Nam: Thu hơn 13 tỷ USD từ đầu năm, nước ta là 1 trong 3 “ông hoàng” toàn cầu- Ảnh 2.

Hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á chiếm 6,1%, đạt trên 808,95 triệu USD, tăng 5,2% so với 5 tháng đầu năm 2023.

Dưới ảnh hưởng tiêu cực từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng đang ngày càng thắt chặt chi tiêu đối với các mặt hàng không thiết yếu và dệt may là một trong số những ngành hàng chịu tác động mạnh nhất từ xu hướng tiêu dùng này. Ngành dệt may Việt Nam duy trì vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới với kim ngạch 40,3 tỷ USD trong năm 2023, giảm 9% so với năm 2022.

Tổng cầu toàn ngành dệt may cũng ghi nhận mức giảm mạnh trong năm 2023. Giá đặt hàng sản xuất hàng dệt may trung bình giảm 30%. Cá biệt có những mặt hàng số lượng lớn ghi nhận giá đặt hàng giảm đến 50%.

Trong năm 2023, Việt Nam đã mở rộng xuất khẩu sang 104 thị trường, vùng lãnh thổ lớn nhỏ. Trong đó có những thị trường mới như Châu Phi, Nga, Ấn Độ, Trung Đông… Việc đa dạng hóa và mở rộng thị trường sang các thị trường vừa và nhỏ giúp kim ngạch xuất khẩu toàn ngành may mặc không bị giảm sâu. Giảm dần sự phụ thuộc của ngành dệt may vào các thị trường lớn.

Cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng dần đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Việt Nam xuất khẩu 39 mặt hàng may mặc đến các thị trường. Trong đó, jacket là mặt hàng có lượng xuất khẩu cao nhất.

Trong năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD vào năm 2024, tăng 4 tỷ USD so với năm 2023. Để đạt được kết quả trên, các doanh nghiệp dệt may cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường tiềm năng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó cần tập trung đẩy mạnh quá trình xanh hóa trong sản xuất dệt may để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành.

Một khó khăn khác của ngành dệt may Việt Nam là vấn đề thuế phí khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Bangladesh hiện đang là đối thủ cạnh tranh lớn của ngành dệt may nước ta khi áp dụng chuyển đổi xanh từ sớm và có lợi thế về nhân công giá rẻ. Mức thuế vào thị trường Châu Âu của Bangladesh bằng 0, trong khi mức thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam là từ 5 – 20%.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại