Đã ba năm kể từ khi AlphaGo của Google đánh dấu một kỷ nguyên mới về trí tuệ nhân tạo (AI) bằng cách đánh bại kỳ thủ chuyên nghiệp Lee Sedol trong mô cờ vây. Trung Quốc giờ đang đây đang học theo hướng đi này, chuyển AI vào các trò chơi video để phát triển công nghệ máy học.
Honor of Kings (phiên bản Việt có tên Liên Quân Mobile) là một game di động trực tuyến nhiều người chơi, thuộc thể loại MOBA và lấy cảm hứng từ League of Legends (Liên minh huyền thoại). Trò chơi nhập vai giả tưởng này có hơn 70 triệu game thủ tham gia hoạt động mỗi ngày. Trong bốn ngày đầu tháng 5 vừa qua, game đã đưa vào một nhân vật người chơi là AI có tên Wukong (trong phiên bản tiếng Anh Arena of Valor), được biết đến trong tiếng Trung là Jiewu. Nhiệm vụ của nó là kiểm tra khả năng chống lại nó của các game thủ ở Trung Quốc.
Hình ảnh trong game Honor of Kings.
Được phát triển bởi Tencent AI Lab, Wukong là một chương trình AI, đang tìm cách sử dụng các trò chơi để cải thiện khả năng học tập và làm cho chúng giống con người hơn.
Các trò chơi MOBA như Honor of Kings đòi hỏi game thủ thực hiện rất nhiều việc, bao gồm lập kế hoạch, đề ra chiến lược và ra quyết định rất phức tạp. Các game thủ cần phối hợp với đội của mình để phá hủy các trụ và căn cứ chính của đội đối thủ. Đây là lý do tại sao Tencent, công ty game lớn nhất thế giới, tin rằng các trò chơi phức tạp có thể là một bước quan trọng để đạt được một trong những mục tiêu AI tối thượng của mình: Trí thông minh nhân tạo tổng thể (AGI).
AGI là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả khả năng trong giả thuyết, rằng một cỗ máy có thể bắt chước trí thông minh của con người bằng cách có thể học và giải quyết bất kỳ vấn đề nào mà một con người có thể làm được. Và Tencent không phải là công ty duy nhất cố gắng đạt được điều đó với các trò chơi.
DeepMind của Google, bộ phận đằng sau AlphaGo, đang nghiên cứu AI trong game StarCraft, một trò chơi thể thao điện tử nổi tiếng ở Hàn Quốc thuộc thể loại chiến lược thời gian thực (RTS). OpenAI, một công ty khác có trụ sở tại Mỹ, đã sử dụng game MOBA là DOTA 2 làm nền tảng nghiên cứu.
Trung Quốc cũng muốn đào tạo AI bằng các trò chơi, như cách Google đã làm.
Thử nghiệm gần đây với Wukong của Tencent là lần đầu tiên công ty công nghệ Trung Quốc cung cấp AI này tới toàn thể người chơi. Nhưng cũng không phải là lần đầu tiên AI được đặt tên theo "vua khỉ" huyền thoại của Trung Quốc..
Tại hội nghị China Joy 2019, chương trình này đã đánh bại 99,8% người chơi nghiệp dư hàng đầu. Nó cũng đã đánh bại các game thủ Honor of Kings chuyên nghiệp vào tháng 8 sau đó, khi xuất hiện tại một giải đấu esports ở Kuala Lumpur, Malaysia.
Công ty cũng tuyên bố rằng Tencent AI Lab và Honor of Kings đã ra mắt một nền tảng mở về AI và chơi game, có tên Kaiwu với mục tiêu đưa nó tiếp cận tới các trường đại học.
Tham khảo AbacusNews