Giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang
Sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) ấn định lãi suất cho vay qua đêm của ngân hàng trung ương giữ nguyên ở mức 5,25% -5,5%, mức của tháng 7 năm 2023 và là mức cao nhất trong vòng 23 năm.
Cùng với quyết định này, các quan chức FED cũng giữ nguyên dự kiến 3 đợt cắt giảm 0,25 điểm phần trăm trong năm nay. Một khi FED thực hiện động thái này, đây sẽ là lần cắt giảm đầu tiên kể từ những ngày đầu đại dịch Covid-19 bùng phát năm 2020.
Dự đoán về 3 đợt cắt giảm này đến từ biểu đồ dot-plot của FED. Biểu đồ là những dấu chấm thể hiện quan điểm của 19 quan chức trong FOMC về lãi suất năm nay và trong tương lai. Biểu đồ không cho thấy dấu hiệu nào về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Lần cập nhật trước vào tháng 12 năm ngoái, biểu đồ dot-plot dự báo 4 đợt cắt giảm lãi suất năm 2024, nhiều hơn dự đoán hiện tại 1 đợt. Ủy ban dự kiến sẽ có thêm 3 lần giảm nữa vào năm 2026 và sau đó là 2 lần giảm nữa trong tương lai cho đến khi lãi suất quỹ liên bang ổn định ở mức khoảng 2,6%. Con số này gần mức trung lập mà các nhà hoạch định chính sách ước tính.
Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết chính ngân hàng trung ương cũng không xác định rõ thời điểm, nhưng ông dự báo việc hạ lãi suất vẫn sẽ diễn ra, miễn là dữ liệu phù hợp với quan điểm của FED.
Tại cuộc họp báo sau cuộc họp, ông Powell nói: “Chúng tôi tin rằng lãi suất chính sách của chúng tôi có thể đạt đỉnh trong chu kỳ này, và nếu nền kinh tế phát triển như mong đợi, việc bắt đầu thắt chặt chính sách vào một thời điểm nào đó trong năm nay có lẽ là phù hợp”. Ông nói thêm rằng FED sẵn sàng duy trì mức lãi suất hiện tại lâu hơn nếu cần.
Nâng dự báo GDP
Bên cạnh biểu đồ dot-plot, các quan chức cũng đưa ra ước tính về GDP, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp trong bản Tóm tắt các Dự báo Kinh tế của FED. Cụ thể, các quan chức nâng dự báo tăng trưởng GDP trong năm nay. Kinh tế Mỹ sẽ đạt mức 2,1%, tăng so với ước tính 1,4% trong tháng 12.
Dự báo tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ so với ước tính trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp ghi nhận trong tháng 2 là 3,9%. Trong khi đó, dự báo lạm phát lõi được đo bằng chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng lên 2,6%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với trước đó nhưng thấp hơn một chút so với mức 2,8% gần đây nhất.
Tuyên bố sau cuộc họp của FOMC gần giống với tuyên bố được đưa ra tại cuộc họp gần đây nhất vào tháng 1. Duy có một điều thay đổi trong tuyên bố mới của FED là cụm từ việc làm “vừa phải” được thay bằng từ được duy trì “mạnh mẽ”.
Trong cuộc họp báo, Chủ tịch FED Jerome Powell lưu ý rằng thị trường việc làm mạnh mẽ sẽ không ngăn cản ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất.
Ông nói: “Bản thân việc tuyển dụng mạnh mẽ sẽ không phải là lý do để trì hoãn việc cắt giảm lãi suất”. Bản thân thị trường việc làm không phải là nguyên nhân gây lo ngại về lạm phát. Trước đó, Powell từng nói rằng “sự suy yếu bất ngờ trên thị trường lao động cũng có thể dẫn đến một phản ứng chính sách”.
Ông Powell cũng lưu ý rằng các dữ liệu lạm phát tăng cũng không thể làm thay đổi xu hướng giảm chung. Thực tế, lạm phát vẫn đang giảm dần, mặc dù đôi khi gập ghềnh nhưng lộ trình vẫn đang hướng về mục tiêu 2%. Ông cho biết FED sẽ không phản ứng thái quá với dữ liệu nóng của tháng 1 và 2, nhưng cũng sẽ không bỏ qua chúng.
Sau quyết định giữ nguyên kế hoạch dự kiến là thực hiện 3 đợt cắt giảm lãi suất, chỉ số S&P 500 tăng vượt mức 5.200 điểm, lập kỷ lục mới. Trước cuộc họp, một số nhà đầu tư đã lo ngại rằng các các báo cáo lạm phát nóng gần đây có thể dẫn đến số đợt cắt giảm có thể ít đi, thậm chí ít hơn so với dự đoán của thị trường. Cổ phiếu tài chính tăng cao sau quyết định của FED, với hy vọng việc cắt giảm lãi suất trong năm nay sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng.