Theo đó, doanh nghiệp ghi nhận lỗ 2.996 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 144 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu giảm từ 15.917 tỷ đồng xuống còn 10.250 tỷ đồng.
Hệ số Nợ/vốn chủ sở hữu tăng từ 4,02 lên 5,43 lần và dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 14,45% lên 23,41%.
Như vậy, đến cuối quý II/2023, Nợ trái phiếu và Nợ phải trả của FE Credit lần lượt là 2.400 tỷ và 55.658 tỷ đồng.
Nguồn: Hnx
Nửa đầu năm 2022, FE Credit có lãi 144 sau thuế, nhưng kết quả kinh doanh cả năm vẫn ghi nhận khoản lỗ kỷ lục lên tới 3.000 tỷ đồng.
Nguyên nhân thua lỗ là do tỷ lệ nợ xấu tăng vọt. Tình hình kinh tế khó khăn và quá trình phục hồi sau COVID chậm hơn nhiều so với dự kiến ảnh hưởng lớn tới tài chính của các cá nhân có thu nhập thấp, những người vốn là khách hàng chính của FE Credit.
Tiền thân là Khối Tín dụng tiêu dùng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), FE CREDIT đã thành công trong việc chuyển đổi hoạt động Tín dụng tiêu dùng sang một pháp nhân độc lập mới với tên gọi Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (được nhận diện với Thương hiệu FE CREDIT) vào tháng 02/2015.
Tháng 10/2021, VPBank hoàn tất việc bán 49% vốn điều lệ của FE CREDIT cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group của Nhật Bản sở hữu 100% vốn. Đồng thời, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng cũng được đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC.