Dymaxion: Chiếc xe thập niên 30 với thiết kế kỳ lạ đã thay đổi bộ mặt của cả ngành xe hơi như thế nào

NGUYỄN ĐÀNG |

Một dòng xe chỉ tồn tại ba mẫu duy nhất, đã làm ảnh hưởng to lớn đến sự tiến hóa của nền thiết kế.

Nếu bạn chưa bao giờ nghe qua cái tên Buckminster Fuller, chắc chắn ít ra bạn cũng đã nhìn qua một vài tác phẩm của ông - cơ cấu vòm trắc địa nổi tiếng đã được mô phỏng lại trên nhiều phương diện trên thế giới.

Fuller là một nhà thiết kế và phát minh đa năng. Vào năm 1933, ông đã tạo ra nguyên mẫu đầu tiên của chiếc xe Dymaxion. Một chiếc xe có hình dạng giống với tàu bay zeppelin và chạy được 50 km với mỗi 4 lít xăng. Tuy rằng chiếc Dymaxion không nổi tiếng và ít được biết đến, nó đã tạo ra một cuộc cách mạng trong thiết kế.

Triết lý của Fuller khi thiết kế chiếc Dymaxion nằm ở sự bền vững, công nghệ và lấy con người làm trung tâm. Theo kiến trúc sư Norman Foster, đây chính là "trọng tâm của kiến trúc ngày nay".

"Tác động của Bucky là rất lớn", Foster nói, ông đã làm việc với Fuller suốt một thập kỷ trước khi y chết vào 1983. Chiếc Dymaxion đã tạo ra một hội hâm mộ bao gồm rất nhiều loại người khác nhau: những người đam mê xe hơi, các con mọt mê kiến trúc và các nhà môi trường. 

Bộ phim tài liệu xuất bản năm 2011, với cái tên "Chiếc Dymaxion cuối cùng: Hồi sinh giấc mơ của Buckminster Fuller", có rất nhiều cảnh quay mà các người hâm mộ liên tục ca ngợi về gu thẫm mỹ và di sản mà chiếc xe để lại.

Dymaxion: Chiếc xe thập niên 30 với thiết kế kỳ lạ đã thay đổi bộ mặt của cả ngành xe hơi như thế nào - Ảnh 1.

Chiếc Dymaxion trông không giống như một chiếc xe bình thường, đặc biệt là khi đặt nó cạnh những chiếc xe tương tự cùng thời. Những chiếc ô tô cỡ lớn sản xuất ở các thập kỷ 1920 và 1930 đều có dáng vẻ vuông vắn và cồng kềnh. Nguyên nhân của sự khác nhau này là vì Fuller đã hình dung bản mẫu trên (ông cố tình không gọi nó là "xe") không chỉ có thể di chuyển trên mặt đất mà còn trên không và dưới nước. Kỳ lạ hơn, nó chỉ có ba bánh, một động cơ sau và một khoang xe đủ to cho cả tá người hoặc một bữa picnic bên trong.

Ý tưởng ly kỳ này đã khiến cho những con người nổi tiếng nhất của xã hội Mỹ thời ấy trở nên tràn đầy hứng thú, trong đó bao gồm Amelia Earheart, Henry Ford và Isamu Noguchi. Tuy nhiên vì một vụ tai nạn đầy tai tiếng xảy ra vào năm 1933 tại buổi Triển Lãm Thế Giới ở Chicago, chỉ có ba chiếc Dymaxion được tạo ra.

Thời ấy, báo chí đặt cho Dymaxion cái tên là "quái xe". Ủy Viên Nam Công viên Chicago vì muốn nhìn thấy chiếc "quái xe" này nên đã lái rất gần và không may đâm vào chiếc Dymaxion Mẫu Số Một.

Chiếc xe ngay ngay lập tức bị lật, giết chết tài xế và khiến cho các hành khách bị thương. Trong hành khách có một vị điệp viên nổi tiếng người Scotland và một vị bộ trưởng của chính phủ Pháp. Dựa theo quyển sách viết về thiết kế của Fuller, chiếc xe của ngài ủy viên đã được dẹp đi trước khi cảnh sát đến, nên chiếc Dymaxion bị đổ lỗi hoàn toàn cho vụ tai nạn.

Dymaxion: Chiếc xe thập niên 30 với thiết kế kỳ lạ đã thay đổi bộ mặt của cả ngành xe hơi như thế nào - Ảnh 2.

Fuller nhận ra rằng chiếc Dymaxion sẽ cần cải thiện rất nhiều trước khi được sản xuất đại trà. Thế nên ông đã dẹp chiếc xe này sang một bên và tập trung vào những dự án khác (bao gồm một ngôi nhà kiểu Dymaxion, phòng tắm, bản đồ, v..v.). Chiếc Dymaxion Mẫu Số Ba đã bị phân hủy để tái chế kim loại vào thập kỷ 1950. Mẫu Số Một được sửa lại sau vụ tai nạn, nhưng không lâu sau lại bốc cháy bởi một vụ tai nạn khác xảy ra khi đang đổ xăng.

Mẫu Số Hai được cho rằng đã mất tích hoàn toàn, cho tới năm 1968, khi một nhóm sinh viên kỹ thuật ở bang Arizona tìm thấy nó nằm trơ trọi trên một cánh đồng. Người nông dân sở hữu Mẫu Số Hai đã mua nó vài năm trước chỉ với 1 USD và đã dùng nó như một cái chuồng gà trong nhiều năm. Ông ta vui vẻ bán nó lại với cái giá 3.000 USD và ẵm được một món lời lớn.

Cuối cùng, chiếc Dymaxion duy nhất còn tồn tại đó được ông trùm Bill Harrah mua lại, người này có một bộ sưu tập lớn về những chiếc xe kỳ lạ. Sau này bộ sưu tập của ông trở thành Viện Bảo Tàng Ô Tô Thế Giới trú tại thành phố Reno, Nevada, Mỹ. Hiện tại, chiếc Dymaxion trông y hệt những gì mà Fuller đã tưởng tượng. Qua thời gian, viện bảo tàng đã khôi phục lại khung xe và tấm ván cong, chúng vốn bị ăn mòn qua thời gian do bỏ lơ không chăm sóc (và vì phân gà).

Theo lời của giám đốc bảo tàng, Jackie Frady, bề ngoài của chiếc Dymaxion đã được sửa lại hoàn toàn: "Chúng tôi đang nghiên cứu về cách hoạt động của nó, cố gắng bắt chước thiết kế của Fuller, với hi vọng có thể khiến nó chạy lần nữa".

Norman Foster thì may mắn hơn nhiều với việc tự tạo ra một phiên bản xe Dymaxion cho bản thân. Ông đã thành công chế một chiếc vào năm 2011 dựa theo cách thiết kế của Mẫu Số Hai. "Chiếc xe là một vật thể thật xinh đẹp. Tôi rất muốn sở hữu nó, được chạm vào nó và chiêm ngưỡng hiện thực vẻ đẹp của nó như người khác thưởng thức một bức điêu khắc", Foster nói.

Dymaxion: Chiếc xe thập niên 30 với thiết kế kỳ lạ đã thay đổi bộ mặt của cả ngành xe hơi như thế nào - Ảnh 3.

Norman Foster bên trong chiếc Dymaxion do ông chế tạo

Foster đã bám rất sát vào cách thiết kế của Fuller đến nỗi ông ta gọi sản phẩm của mình là chiếc Dymaxion số bốn, chứ không phải chỉ là đồ bắt chước. "Mọi thứ (bên trong chiếc xe) nếu không được làm từ năm 1934, thì cũng được tái tạo dưới cùng một cách thức và vật liệu mà Bucky sẽ dùng vào thời ấy", Foster nói.

Hiện tại, chiếc Dymaxion có thể chỉ là một đối tượng sưu tầm, nhưng di sản của nó đã để lại một dấu ấn ở thế giới đương đại. Nó đã "thúc đẩy các dự án nghiên cứu để thiết kế ra một dòng xe đô thị mới cho tương lai", theo lời của Foster.

Sự tương tự rõ rằng nhất là ở Tesla, nó đã thành công hợp nhất lối thiết kế xe truyền thống với công nghệ bền vững (tính cách táo bạo của Fuller cũng vang vọng rõ rệt trên nhà sáng lập nổi tiếng của Tesla là Elon Musk). Dự án Dymaxion của Fuller cũng "tương đồng với nghiên cứu hiện tại của Google về cách chuyển đổi những chiếc xe thông thường thành phương tiện điều khiển bởi người máy", theo lời Foster.

Di sản của Fuller cũng hiển hiện rõ ràng trên những dự án về ô tô ba bánh khác. Như chiếc xe Z-car chạy bằng hydro của Zaha Hadid, hay chiếc xe điện Aptera xấu số.

Song điều liên quan nhất ở hiện tại là sự tận tụy của Fuller trong cách thiết kế bền vững. "Bucky là một trong những cá nhân hiếm, người sẽ làm ảnh hưởng đến góc nhìn thế giới của người khác", Foster nói.

"Ông ấy chính là một tấm gương về đạo đức và lương tâm, luôn luôn cảnh báo về sự mỏng manh của hành tinh và trách nhiệm bảo vệ nó của chúng ta... Những sáng kiến của ông vẫn làm ngạc nhiên mọi người vì lối suy nghĩ táo bạo đằng sau chúng."

Theo CNN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại