Được "bơm" 3000 tỷ USD vào nền kinh tế, các doanh nghiệp Mỹ vẫn lo vỡ nợ

Thu Ngọc |

Các nhà kinh tế nhận định rằng quốc hội Mỹ cần phải phê chuẩn khoản tiền lớn hơn nhiều nữa trước khi các chính sách có thể đem tới những tác động hiệu quả tới nền kinh tế.

Gói cứu trợ lớn nhất từ trước đến nay

Trong mấy tuần gần đây, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã công bố gói hỗ trợ tài chính hơn 3000 tỉ USD dưới hình thức cho vay và mua tài sản nhằm hỗ trợ hệ thống tài chính nước này. Tuy nhiên, những thành phần chủ đạo trong nền kinh tế như các doanh nghiệp, chính quyền thành phố hay các cá nhân không có điểm tín dụng cao chưa được hưởng lợi từ gói cứu trợ lớn nhất từ trước tới nay này.

Điều này xuất phát một phần vì ngân hàng trung ương Mỹ không được phép thực hiện các khoản cho vay có tỉ lệ rủi ro cao và nếu cho các đối tượng này vay nợ thì khả năng cao sẽ trở thành nợ xấu. Các rủi ro này còn tăng lên do các hoạt động kinh tế tại Mỹ đều bị ngưng trệ vì sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính Mỹ đã quyết định sẽ cùng chia sẻ rủi ro với Fed thông qua việc cấp cho cơ quan này 50 tỉ USD từ Quỹ Bình ổn ngoại hối. Nếu một phần các khoản nợ trở thành nợ xấu, số tiền này sẽ được xử lý để sử dụng số nợ xấu, qua đó cho phép Fed tiếp tục cho vay mà không lo gia tăng rủi ro tín dụng.

Bộ trưởng tài chính Steven Mnuchin chia sẻ với kênh tin tức Fox News trong ngày hôm qua rằng ông tin rằng sự bổ sung tài chính này sẽ giúp Fed và Bô Tài chính có thể cung cấp các khoản vay có giá trị lên tới 4 nghìn tỉ USD.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư và nhà kinh tế nhận định rằng kể cả với số tiền hỗ trợ thêm cũng chưa đủ và quốc hội Mỹ cần phải phê chuẩn khoản tiền lớn hơn nhiều nữa trước khi các chính sách chính phủ có thể gây ra những tác động hiệu quả tới nền kinh tế. Nếu không, nhiều doanh nghiệp và chính phủ ở các bang sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Theo các chuyên gia, điều này xảy ra do quy mô khổng lồ của nền kinh tế lớn nhất thế giới, tình trạng trì trệ kinh tế ở quy mô lớn chưa từng có, do sự lây lan của dịch bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới, và rủi ro tín dụng cao nếu chính phủ phải hỗ trợ doanh nghiệp với các khoản vay có rủi ro cao.

Ông Scott Minerd, đầu tư trưởng tại Tập đoàn Guggenheim Partners và thành viên của Ủy ban đầu tư cho Quỹ dự trữ New York về thị trường tài chính, đã chia sẻ với hãng tin Reuters rằng ông tin rằng chính phủ Mỹ cần cấp cho Bộ Tài chính khoảng 2 nghìn tỉ USD để vực dậy nền kinh tế. Căn cứ vào dự báo các khoản lỗ của những doanh nghiệp tín nhiệm đầu tư thấp, ông Minerd cho rằng khoản tiền cứu trợ tuần trước của chính phủ chỉ đủ chi trả cho các vay nợ có tổng giá trị khoảng 900 tỉ USD.

Ở mức tối thiểu

Khoản nợ 900 tỉ USD chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng số nợ của các tập đoàn Mỹ lên tới 9500 tỉ USD, hầu hết số nợ này đang thuộc về các công ty có mức tín nhiệm đầu tư thấp hoặc thậm chí đã được coi là nợ xấu tiềm ẩn. Các lĩnh vực khác có các khoản nợ hàng nghìn tỉ USD cũng đang cần được hỗ trợ như thị trường mua bán giầy tờ có giá hay thị trường vay nợ ở các chính quyền bang để xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học hay đường giao thông.

Với gói kích thích kinh tế hơn 2000 tỉ USD, ông Minerd nói rằng "một chương trình kích thích quy mô lớn như vậy mới đủ sức hỗ trợ nền kinh tế Mỹ"

Nghiên cứu tuần trước của các chuyên gia Ngân hàng Bank of America cho rằng gói cứu trợ được thông qua tuần trước sẽ chỉ có tác dụng ở mức tối thiểu. Họ dự đoán chính phủ Mỹ sẽ cần chi 3 nghìn tỉ hoặc thậm chí nhiều hơn nữa nếu suy thoái kinh tế xảy ra. Cả Fed và Bộ Tài chính đều không đưa ra nhận xét về bình luận này.

Mục đích của chương trình hỗ trợ của Fed là khuyến khích ngân hàng và nhà đầu tư tiếp tục cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp và chính quyền tiểu bang có rủi ro tài chính cao, để các đơn vị này tiếp tục hoạt động và trả lương cho nhân viên. Bộ Tài chính Mỹ sẽ đảm bảo cung cấp khoản tiền 10 tỉ USD để xử lý nợ xấu phát sinh trong mỗi khoản vay 100 tỉ USD củaFed. Theo bộ trưởng Mnuchin, cả Fed và Bộ Tài chính hiện tại đã cho vay 4000 tỉ USD và nhận định xác suất mất tính thanh khoản của các khoản vay mới đang ở mức dưới 10%.

Tín dụng thấp

Các nhà đầu tư nói rằng thiệt hại sẽ tăng lên nếu tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng nghiêm trọng và chính phủ cũng như Fed sẽ phải can thiệp vào nền kinh tế mạnh tay hơn nữa. Theo ông Charles Lemonides, sáng lập viên của công ty đầu tư có trụ sở tại New York ValueWorks LLC "Chúng tôi chỉ cho các doanh nghiệp có hạng mức tín nhiệm cao vay tiền" sẽ là 1 chiến lược hiệu quả nếu người vay là 1 ngân hàng. Nhưng nếu chúng tôi cứu các doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản, chiếc lược này không hề tốt chút nào.

Các quan chức Fed đã phát đi những tín hiệu cho thấy họ không loại trừ một trường hơp nào. Lấy ví dụ, để hỗ trợ thị trường buôn bán các loại giấy tờ có giá, Fed cho phép các công ty đã bị hạ bậc tín nhiệm sau ngày 17/3 vay tiền ít nhất một lần từ cơ quan này. Theo thông báo của Fed, "Những quy định về các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn vay tiền sẽ được nới lỏng trong tương lai"

Ông Mohamed El- Erian, cố vấn kinh tế trưởng của hãng bảo hiểm Đức Allianz SE cho rằng xét về hạng mức tín nhiệm doanh nghiệp và rủi ro mất tính thanh khoản thì việc quay lưng với các doanh nghiệp có mức tín nhiệm thấp còn khiến Fed khó xử hơn.

"Tôi tin rằng mọi động thái đi theo định hướng này sẽ cần sự hỗ trợ tài khóa cực lớn để bảo vệ sự cân bằng tài chính cho Fed" ông El-Erian nói.

Hạn chế thiệt hại

Các bước đi ban đầu của Fed tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, giới hạn sự ảnh hưởng của tổ chức này với các tổ chức đánh giá xếp hạng đầu tư về cơ bản tránh bảo hộ phá sản cho các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả.

Các chuyên gia tại Fed lý giải cho quyết định là mong muốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. "Đây là vấn đề hạn chế thiệt hại" nhận định của cô Nellie Liang, Cựu trưởng phòng ổn định tài chính của Fed và hiện đang là chuyên gia của Viện nghiên cứu Brookings, chia sẻ trong hội thoại trực tuyến do trường ĐH Princeton tổ chức.

Tuy nhiên, nếu lệnh phong tỏa và khuyến nghị người dân ở nhà diễn ra trong nhiều tháng nữa thì áp lực cho Feb và Bộ tài chính từ việc tăng cường cho các đối tượng rủi ro vay nợ sẽ tăng lên. Trong các tuần tới đây, số lượng người vay có mức tín dụng cao sẽ ngày càng ít đi. 3 tổ chức xếp hạng tín dụng chính tại Mỹ gồm Moody, S&P và Fitch chắc chắn sẽ hạ mức tín dụng của một số doanh nghiệp từ mức thấp nhất xuống mức "rác", giống như điều đã xảy ra với hãng ô tô Ford. Theo cô Kathy Bostjancic, kinh tế trưởng của hãng dự báo và phân tích Oxford Economics, điều này có thể trở thành1 vấn đề lớn.

"Bạn có thể nói rằng thị trường có nhu cầu và Fed nhận được sự bảo lãnh từ Bộ Tài chính Mỹ để đưa ra những quyết sách mang tính rủi ro cao đối với thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, động thái này vẫn có thể dẫn đến tỉ lệ nợ xấu cao và gây thiệt hại lớn về kinh tế" trích lời cô Bostjancic.

Được bơm 3000 tỷ USD vào nền kinh tế, các doanh nghiệp Mỹ vẫn lo vỡ nợ - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại