Chiến tranh là hiện tượng xảy ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người, không chỉ vũ khí thô sơ như giáo mác, cung tên thời cổ đại mà con người còn phát minh ra các vũ khí sát thương đáng sợ như súng, bom...
Bên cạnh những vũ khí sát thương trực tiếp như vậy, có những vũ khí còn tỏ ra đáng sợ hơn khi tàn phá con người một cách âm thầm: Vũ khí sinh - hóa học!
Hãy cùng điểm qua những trận chiến nổi bật sử dụng loại vũ khí này nhé:
Siege (Kirrha, năm 590 TCN)
Siege (Kirrha, năm 590 TCN). Ảnh Internet.
Trong suốt cuộc chiến tôn giáo đầu tiên trong lịch sử (First Sacred War hay Cirraean War) giữa liên minh Amphictyonic của Delphi và thành phố Kirrha (Hy Lạp), một cuộc chiến tranh hóa học đã được sử dụng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Liên minh Amphictyonic của Delphi đã tấn công thành phố bằng cách đầu độc nguồn nước với chất độc của cây thiết khoái tử (hellebore).
Nạn nhân sẽ bị chóng mặt, sưng tấy lưỡi và cổ họng, cảm giác khó thở, các vấn đề về ruột cũng như tim dẫn đến cái chết.
Tất nhiên, vũ khí này phát huy tác dụng và liên minh Amphictyonic dễ dàng chiếm được thành phố mà không có bất cứ sự kháng cự nào.
Dura-Europos (256 TCN) bên bờ sông Euphrates, Syria
Sassania đánh bại người La Mã. Ảnh Internet.
Đây là trận chiến giữa người Sassania và quân La Mã, khi người La Mã tấn công thành bằng cách đào một đường hầm, người Sassania đã sử dụng khí độc bằng cách ném lưu huỳnh và nhựa đường vào lửa.
Chất khí chết người gây ngạt thở và axít sulfuric đã giết chết người La Mã trong căn hầm chật hẹp. Bằng chứng khảo cổ cho thấy vô số xác chết của người La Mã bị chất đống trong căn hầm.
Kết quả người Sassania đã dành thắng lợi bằng vũ khí hủy diệt này.
Chiến tranh Mithridatic lần thứ 3 (73 – 63 TCN)
Chiến tranh Mithridatic lần thứ 3. Ảnh Internet.
Chiến tranh Mithridatic lần III là cuộc chiến tranh cuối cùng và dài nhất trong chiến tranh Mithridatic khi Mithridates VI của Pontus đối đầu với người La Mã.
Mithridates ("The Poisoner King" - Vua độc được) là mệnh danh của vị vua đã sử dụng chất độc để đầu độc chính mẹ mình. Khi xảy ra xung đột với La Mã, ông sử dựng các mũi tên tẩm nọc độc rắn để tấn công kẻ thù.
Khi rút lui ông còn để lại mật ong tẩm độc để khiến kẻ thù bị độc chết. Tuy nhiên cuối cùng ông cũng thất bại trước người La Mã.
Trận Siege (Hatra - 198 SCN)
Quân Hatra bị bọ tấn công. Ảnh minh họa.
Khi hoàng đế La Mã Septimus Severus tấn công Hatra năm 198, ông đã sử dụng một loại vũ khí cách tân mới để có thể công phá thành: Bom bọ cạp (nồi đất chứa bọ cạp chết người).
Bom bọ cạp. Anhr minh họa.
Những chiếc nồi này được ném vào thành khiến cho người Hatra bị bao quanh bởi đàn bọ cạp chết người.
uy nọc độc của bọ cạp không thể giết chết một người nhưng như thế cũng đủ để quân Hatra bị thất bại trước người La Mã.
Còn nữa...
Nguồn: Listverse