Tính cạnh tranh của thị trường tuyển dụng ngày càng khốc liệt khi tỷ lệ ứng viên có bằng cấp tăng lên đáng kể. Để lựa chọn được các ứng viên sáng giá, nhiều công ty đặt ra những câu hỏi hóc búa hay các bài toán mẹo để kiểm tra kỹ năng của ứng viên.
Những câu hỏi tình huống này thường không có một đáp án cụ thể bởi mỗi người sẽ có các cách suy nghĩ và lập luận khác nhau để bảo vệ quan điểm của mình. Việc đặt ra các câu hỏi tình huống như vậy là nhằm đánh giá các kỹ năng mềm hay chỉ số EQ, IQ của ứng viên. Họ yêu cầu nhân viên của mình không chỉ giỏi chuyên môn mà cần nhanh nhạy với mọi vấn đề.
Vì thế, hàng nghìn câu hỏi có 1-0-2 ra đời. Nhiều câu hỏi hài hước, hóc búa và thậm chí là kỳ quặc khiến nhiều ứng viên có thể sẽ lúng túng. Song nhờ vậy, công ty mới tìm được những ứng viên biết cách xử lý tình huống khôn khéo.
Cách đây không lâu, Trung Khánh (25 tuổi, Trung Quốc) đã quyết định nghỉ việc ở công ty cũ vì đề xuất tăng lương không được chấp thuận sau 2 năm cống hiến. Giống như mọi người, sau khi nghỉ việc, anh tìm kiếm công việc yêu thích trên các chuyên trang tìm việc làm và nộp CV.
Vài ngày sau khi nộp hồ sơ, anh đã nhận được lời mời phỏng vấn cho vị trí truyền thông tại một công ty. Trong buổi phỏng vấn đó, 3 ứng viên khác cũng tham gia.
Như thường lệ, nhà tuyển dụng tìm hiểu hoàn cảnh của từng cá nhân và hỏi một số câu hỏi chuyên môn. Sau đó, vị sếp này đã đưa ra một câu hỏi lạ nhằm kiểm tra khả năng thích ứng tại chỗ của ứng viên: "Đưa cho bạn một chiếc lưới đánh cá, làm sao bạn có thể nâng được 10kg nước?"
Ảnh minh hoạ
Ngay khi nghe câu hỏi này, cả 3 ứng viên đều cảm thấy hoang mang khi không hiểu chủ đề có liên quan gì đến chuyên môn hay đem lại lợi ích gì cho công việc sau này. Tuy nhiên, vì đây là vòng phỏng vấn cuối nên dù cảm thấy vô cùng khó hiểu thì Trung Khánh cũng như các ứng viên còn lại đều cố gắng suy nghĩ để có được câu trả lời thông minh nhất.
1 phút trôi qua nhanh chóng người phỏng vấn ra hiệu ứng viên đưa câu hỏi theo thứ tự từ trái sang phải
Khi nghe được câu hỏi này, ứng viên đầu tiên trả lời: "Trong trường hợp này tôi sẽ cho nước biển vào một cái hộp sau đó dùng lưới nâng cái hộp đựng 10kg nước lên".
Sau khi nghe câu trả lời, nhà tuyển dụng cười và nói: "Suy nghĩ của bạn rất tốt, không tồi". Sau đó anh ta ra hiệu cho người bên cạnh tiếp tục trả lời.
Trước câu hỏi này, ứng viên thứ 2 trả lời: "Tôi cũng chỉ nghĩ ra cách như người đầu tiên nhưng thay vì đựng bằng hộp tôi nghĩ rằng đựng nước bằng túi nilon". Nhà tuyển dụng không phản ứng gì với câu trả lời này và gọi Trung Khánh tiếp tục trả lời.
Nhận thấy câu trả lời của mình không trùng với đáp án của 2 người phía trước, anh tự tin nói: "Tôi nghĩ câu trả lời của mình sẽ là cách tốt nhất để nâng được 10kg nước. Chỉ cần bạn đóng băng 10kg thành một tảng đá sau đó dùng lưới nhấc chúng lên".
Sau khi nghe câu trả lời của Trung Khánh, nhà tuyển dụng đứng dậy vỗ tay và nói: "Mục đích chính của bài kiểm tra này nhằm đánh giá khả năng tư duy của bạn. Cả ba bạn đều nhanh chóng đưa ra câu trả lời đúng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên cách làm tốt nhất có lẽ là cách đông đá.
Điều này phản ánh rằng có thể phương pháp bạn làm là đúng nhưng không phải là đúng nhất thì sự hợp tác với khách hàng cũng không đem đến một kết hợp hoàn hảo nhất. Cá nhân tôi nghĩ rằng cách đông đá 10kg nước là câu trả lời mới mẻ và hợp lý. Tôi tin rằng khách hàng sẽ rất vui sau khi nghe câu trả lời như vậy. Vì thế sự hợp tác cũng đến một cách tự nhiên, không gượng ép".
Ảnh minh hoạ
Ngoài ra, nhà tuyển dụng này cũng có những lời khuyên cho các ứng viên để ứng tuyển thành công khi gặp phải những câu hỏi "lắt léo" tương tự. Điều đầu tiên là phải cẩn trọng và chú ý đến từng lời người phỏng vấn nói. Bởi có thể buổi phỏng vấn là cơ hội duy nhất và cuối cùng để bạn ứng tuyển vào doanh nghiệp này, vậy nên việc cẩn thận trong hành động, suy nghĩ thể hiện bạn là người vô cùng trân trọng cơ hội của mình.
Điều thứ 2 là hãy thoát khỏi suy nghĩ coi mọi thứ là điều hiển nhiên. Các ứng viên trả lời sai cũng là bởi họ bị kinh nghiệm trong quá khứ đánh lừa, vậy nên càng dễ "sập bẫy" của người phỏng vấn. Ngoài việc vận dụng trải nghiệm của bản thân, hãy nghĩ đến việc giải quyết vấn đề mới mẻ, sáng tạo để bản thân khác biệt so với các đối thủ khác.
Lời khuyên cuối cùng là "suy nghĩ 2 lần trước khi nói". Đằng sau mỗi câu hỏi phỏng vấn đều có mục đích kiểm tra một khía cạnh, khả năng nào đó của ứng viên, gần như không có những câu hỏi vô nghĩa. Vậy nên dù bạn gặp phải tình huống đơn giản đến mấy, vẫn nên bình tĩnh quan sát các ứng viên và người phỏng vấn rồi mới đưa ra câu trả lời. Đừng quá lo lắng khi những người xung quanh đã hoàn thành xong còn bạn thì chưa bởi vốn dĩ tốc độ vẫn không được đánh giá cao bằng hiệu quả.
Theo Sohu