Dùng DNA tái tạo dung nhan của 3 xác ướp Ai Cập, chuyên gia phát hiện chi tiết lạ khiến họ trở nên đặc biệt

Nguyệt Phạm |
Dùng DNA tái tạo dung nhan của 3 xác ướp Ai Cập, chuyên gia phát hiện chi tiết lạ khiến họ trở nên đặc biệt
Dùng DNA tái tạo dung nhan của 3 xác ướp Ai Cập, chuyên gia phát hiện chi tiết lạ khiến họ trở nên đặc biệt
Nhờ DNA, các nhà khoa học đã tái hiện lại khuôn mặt của các xác ướp Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Gadgets)

Nhờ DNA, các nhà khoa học đã dễ dàng phục dựng khuôn mặt các xác ướp hơn 2.000 năm tuổi.

Mới đây các nhà nghiên cứu đến từ công ty công nghệ DNA Parabon NanoLabs (có trụ sở tại Virginia, Mỹ) đã sử dụng phương pháp phân tích DNA của pháp y để tạo ra các mô hình khuôn mặt dưới dạng 3D của 3 xác ướp Ai Cập. Các nhà khoa học đã sử dụng các dữ liệu di truyền đã được giải mã của các xác ướp để phục dựng các đặc điểm trên khuôn mặt cũng như các khía cạnh khác về ngoại hình.

Cụ thể, họ đã sử dụng phương pháp có tên gọi là Snapshot là phương pháp chuyên dùng để phân tích kiểu hình và dự đoán các sắc tố, hình thái khuôn mặt của các xác ướp. Qua các lưới 3D được dùng để tạo lưới cho đường viền của các khuôn mặt kết hợp với bản đồ nhiệt để tạo nên đặc điểm riêng biệt của đôi mắt, làn da, mái tóc của 3 xác ướp.

Dùng DNA tái tạo dung nhan của 3 xác ướp Ai Cập, chuyên gia phát hiện chi tiết lạ khiến họ trở nên đặc biệt - Ảnh 1.

Nhờ có phương pháp Snapshot, các nhà nghiên cứu đã phục dựng gương mặt của 3 xác ướp hơn 2.000 tuổi. (Ảnh: Gadgets)

Dựa trên dữ liệu DNA được trích xuất từ 3 xác ướp cổ đại, các nhà nghiên cứu đã tạo ra bản dựng kỹ thuật số tái hiện lại gương mặt của họ trong độ tuổi 25. Kỳ lạ là, 3 xác ướp này có làn da nâu sáng, mắt và tóc đen với cấu trúc gien giống với cấu trúc gien của người hiện đại ở Trung Đông và Địa Trung Hải hơn là của người Ai Cập hiện đại.

Theo đại diện của công ty Parabon NanoLabs, những xác ướp này đến từ Abusir el-Meleq, một thành phố của Ai Cập cổ đại nằm ở phía nam của Cairo. Các xác ướp này được chôn cất từ những năm 1380 TCN đến năm 425 sau CN, tức là có niên đại hơn 2.000 năm.

Trước đó, trình tự DNA của 3 xác ướp Ai Cập cổ đại này đã được giải mã bởi các nhà khoa học tại Viện Khoa học Lịch sử Nhân loại Max Planck ở Tubingen, Đức vào năm 2017.

Gương mặt của các xác ướp được tái hiện dựa trên lưới 3D kết hợp với bản đồ nhiệt. (Ảnh: Gadgets)

Ellen Greytak - Giám đốc thông tin sinh học của công ty Parabon NanoLabs cho biết, để gặt hái được thành công này, họ đã gặp nhiều khó khăn trong việc trích xuất DNA này bởi DNA của những xác ướp cổ đại thường rất dễ bị phân hủy và dễ bị trộn lẫn với DNA của vi khuẩn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên