Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ

Nguyệt Phạm |

Trong lúc tàu đổ bộ Eagle chuẩn bị hạ cánh xuống Mặt trăng thì đột nhiên gặp sự cố, phi hành gia Buzz Aldrin buộc phải sử dụng cách không ngờ này để hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

Để chuẩn bị cho phiên đấu giá trong "Tuần lễ Geek" diễn ra hàng năm, từ ngày 20 đến 28/7 tại New York, một buổi triển lãm đã được nhà đấu giá Sotheby's tổ chức. Buổi triển lãm trưng bày hàng trăm đồ vật với chủ đề khoa học như hoá thạch khủng long, thiên thạch, vật phẩm của phi hành gia

Tuần lễ Geek năm nay có bốn chủ đề chính là: Lịch sử tự nhiên; Buzz Aldrin: Biểu tượng của Mỹ; Jacob & Co. Astronomia Bucherer BLUE và các thiên thạch. Buổi đấu giá trực tuyến sẽ diễn ra vào ngày 20/7 và phiên đấu giá trực tiếp sẽ được tổ chức vào ngày 28/7.

Chiếc bút "cứu" sứ mệnh của loài người

Trong đó, nhóm chủ đề về phi hành gia Buzz Aldrin, người thứ 2 đặt chân lên Mặt trăng với các vật dụng cá nhân của ông là những vật phẩm đấu giá được mong chờ nhất. Đáng chú ý, chiếc áo khoác Buzz Aldrin mặc khi thực hiện sứ mệnh lên Mặt trăng lại không phải là vật đấu giá được nhắc tới nhiều nhất. Trên thực tế, thứ được nhiều fan hâm mộ mong ngóng lại chỉ là chiếc bút màu bạc. Chiếc bút này được gắn với một câu chuyện vô cùng thú vị về nó.

Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ - Ảnh 1.

Chiếc bút được phi hành gia Buzz Aldrin sử dụng để nối vi mạch cho tàu đổ bộ Eagle. (Ảnh: Dailymail)

Đó là trong lúc tàu đổ bộ Eagle chuẩn bị hạ cánh xuống Mặt trăng thì đột nhiên gặp sự cố. Nếu như động cơ không được kích hoạt thì Buzz Aldrin và Neil Armstrong sẽ không thể đáp xuống Mặt trong. Trước tình thế nguy cấp này, Buzz Aldrin đã nhanh chóng làm chủ tình hình và đặt cây bút của mình vào chỗ mạch bị đứt. Thật thần kỳ, chiếc bút đã làm tốt nhiệm vụ của nó. Động cơ hoạt động trở lại, 2 phi hành gia đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của loài người.

Trên thân của cây bút vẫn còn một vết lõm do khi dòng điện chạy qua đã để lại. Hiện giá của chiếc bút đang được dự kiến là 700.000 USD (hơn 16 tỷ đồng). Tuy nhiên, các nhà sưu tập cá nhân đánh giá, chiếc bút đặc biệt của Aldrin có thể bán với giá 2.000.000 USD (hơn 46 tỷ đồng).

Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ - Ảnh 2.

Chiếc áo khoác huyền thoại cùng Buzz Aldrin thực hiện sứ mệnh lịch sử đổ bộ Mặt trăng của loài người. (Ảnh: Dailymail)

Ngoài chiếc bút và áo khoác kể trên, phiên đấu giá lần này còn đấu giá những vật dụng khác của Buzz Aldrin như tai nghe được ông đeo khi thực hiện sứ mệnh Apollo 11 và Huân chương Tự do của Tổng thống do Tổng thống Richard Nixon trao tặng. Giá khởi điểm dự kiến của chiếc tai nghe là 12.000 USD (khoảng 276 triệu đồng) và chiếc huân chương là 30.000 USD (khoảng 690 triệu đồng).

Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ - Ảnh 3.

Chiếc tai nghe được Aldrin sử dụng trong chuyến đổ bộ Mặt trăng. (Ảnh: Dailymail)

Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ - Ảnh 4.

Huân chương Tự do của Tổng thống do Tổng thống Richard Nixon trao tặng cho Aldrin. (Ảnh: Dailymail)

Một danh mục khác về chủ đề không gian cũng được nhiều người quan tâm là các thiên thạch đến từ ngoài Trái đất. Lần này, những lát cắt của thiên thạch Allende, lát cắt của Imilac Pallasite hay một mẫu mảnh Mặt trăng sẽ được bán đấu giá.

Được biết thiên thạch Allende đã rơi xuống Allende, Chihuahua, Mexico vào tháng 2 năm 1969. Nó là một mảnh thiên thạch nguyên thuỷ thuộc lại chondrite carbonate, đã trải qua rất ít thay đổi kể từ khi hình thành từ 4,5 tỷ năm trước, vào thời điểm mà Hệ Mặt trời còn đɑng tự cấu trúc chính nó.

Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ - Ảnh 5.

Thiên thạch Allende. (Ảnh: Dailymail)

Mảnh thiên thạch còn lại được rao bán là thiên thạch Imilac. Nó được phát hiện trong sa mạc Atacama thuộc Chile vào năm 1882. Những lát cắt của thiên thạch này sở hữu một vẻ ngoài tuyệt đẹp. Các lát cắt ánh lên sắc vàng óng ánh từ các tinh thể, đặc biệt khi được soi dưới ánh sáng Mặt trời.

Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ - Ảnh 6.

Thiên thạch Imilac. (Ảnh: Dailymail)

Sotheby’s ước tính các nhà sưu tập sẽ trả tới 5.000 USD (hơn 115 triệu đồng) cho 1 lát cắt thiên thạch để được sở hữu chúng. Bên cạnh đó, nhà đấu giá cũng dự đoán, giá của mảnh mẫu vật Mặt trăng có thể lên tới 85.000 USD (gần 2 tỷ đồng).

Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ - Ảnh 7.

Mảnh mẫu vật Mặt trăng. (Ảnh: Dailymail)

Vật phẩm cuối cùng về chủ đề không gian là chiếc đồng hồ với những chuyển động đặc biệt phức tạp có tên là Astronomia Tourbillon. Sự chuyển động nhịp nhàng của chiếc Astronomia Tourbillon tuyệt vời đến mức khó tin. Chúng gợi ra sự tinh xảo của thiên văn học với chuỗi 4 chiếc kim lớn xoay quanh mặt đồng hồ cứ mỗi 20 phút. Những chiếc kim này còn có nhiệm vụ chỉ thời gian theo đúng hướng và vận hành bộ chuyển động tourbillon.

Chiếc Astronomia Tourbillon này còn là chiếc đồng hồ duy nhất từng được đi vào vũ trụ. Nó đã trải qua hành trình 17 ngày trong không gian khi cùng một phi hành đoàn bay quanh Trái đất 273 lần. Nhà đấu giá Sotheby’s dự kiến mức giá cao nhất mà người mua có thể trả cho chiếc đồng hồ Astronomia Tourbillon là 130.000 USD (gần 3 tỷ đồng).

Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ - Ảnh 8.

Chiếc đồng hồ Astronomia Tourbillon được hy vọng bán với giá 130.000 USD. (Ảnh: Dailymail)

Về chủ đề Lịch sử tự nhiên, nhà đấu giá Sotheby’s đã công khai một danh mục gồm một loạt các hoá thạch của khủng long. Trong đó có một chiếc gai đuôi có niên đại 150 triệu năm của chi khủng long Stegosaurus. Ngoài ra còn có móng vuốt với niên đại 66 triệu năm của chi khủng long Dakotaraptor.

Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ - Ảnh 9.

Móng vuốt với niên đại 66 triệu năm của chi khủng long Dakotaraptor. (Ảnh: Dailymail)

Các vật phẩm đấu giá khác thuộc chủ đề Lịch sử tự nhiên còn có một hộp sọ của khủng long ba sừng được ước tính bán với giá 35.000 USD (hơn 800 triệu đồng); một hộp sọ sư tử Bắc Mỹ đã tuyệt chủng 50.000 năm được định giá lên tới 600.000 USD (khoảng 13,8 tỷ đồng) cùng với hộp sọ của hổ răng kiếm.

Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ - Ảnh 10.

Hộp sọ sư tử Bắc Mỹ. (Ảnh: Dailymail)

Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ - Ảnh 11.

Đầu của khủng long ba sừng. (Ảnh: Dailymail)

Dùng bút kích hoạt động cơ hỏng trên tàu vũ trụ, về sau phi hành gia bán với giá 46,8 tỷ - Ảnh 12.

Bộ xương hoàn chỉnh của 1 con khủng long thuộc chi Gorgosaurus. (Ảnh: Dailymail)

Thế nhưng, vị trí "veddette" của nhóm chủ đề này lại thuộc về bộ xương hoàn chỉnh của một con khủng long thuộc chi Gorgosaurus. Nhà đấu giá Sotheby’s đã đưa mức giá khởi điểm là 3.500.000 USD (hơn 80 tỷ đồng) và dự kiến mức giá cao nhất là 8.000.000 USD (hơn 184 tỷ đồng).


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại