Trong chúng ta, ai cũng ít nhất một lần trải qua tình huống không mong muốn một cách bị động. Nguy hiểm có thể rình rập bạn trong mọi lúc, ở mọi nơi. Việc bổ sung kỹ năng an toàn và chủ động đối phó với hoàn cảnh phần nào giúp bạn giảm thiểu rủi ro.
Dưới đây là những tình huống thân thuộc xoay quanh cuộc sống và bí kíp đi kèm giúp bạn chủ động tránh nguy hiểm:
1. An toàn khi vào nhà nghỉ/khách sạn
Bạn là người ưa "xe dịch", thích đi du lịch ở khắp nơi? Vậy khách sạn/nhà nghỉ là những nơi có thể bạn buộc phải dừng chân để nghỉ ngơi qua ngày.
Trước khi "check-in" hãy chú ý các điều sau:
- Khi lựa chọn một khách sạn, hãy tìm hiểu kỹ về các tiêu chuẩn an toàn của khách sạn đó.
- Luôn cố gắng giữ đồ đạc ở chỗ an toàn. Bạn có thể dùng mật khẩu để khóa vali...
- Luôn mang theo mình hộ chiếu và tiền mọi lúc mọi nơi.
- Phải nhớ luôn kiểm tra xem có camera quay lén (hoặc lỗ thủng bất thường) hay không, đặc biệt ở các vị trí như trong nhà tắm, khu vực gần giường ngủ...
- Trong trường hợp có tài sản giá trị lớn, hãy yêu cầu nhân viên khách sạn giữ trong két (hầu hết các khách sạn cung cấp các dịch vụ này).
- Tiếp đến, bạn hãy quan sát vị trí của căn phòng, hành lang và định hình lối thoát hiểm nhanh nhất và an toàn nhất nếu có hỏa hoạn xảy ra.
- Nếu chẳng may gặp thiên tai, hoặc trường hợp khẩn cấp, hãy làm theo hướng dẫn của nhân viên khách sạn.
2. Đi bộ về nhà một mình
Tình huống giả định là bạn vừa tiệc tùng về hoặc đi học hay đi làm tăng ca về muộn và phải đi bộ về nhà một mình trong đêm tối.
Để về nhà an toàn, đâu là bí kíp?
- Nên chọn đường về đông đúc hoặc nhiều cửa hàng/siêu thị còn mở cửa dọc đường. Không nên đi lối tắt trong ngõ tối để về nhà.
- Nếu cảm thấy có người bám theo, hãy dùng mọi thứ bạn có để tự vệ như chìa khóa, điện thoại hoặc bất cứ vật nặng có khả năng khiến kẻ gian bị choáng váng ít nhiều.
- Luôn tạo phím tắt cho cuộc gọi khẩn cấp trong điện thoại và bấm số ngay cảm thấy điều nguy hiểm sắp xảy ra.
- Nếu kẻ gian liều lĩnh tấn công, bạn hãy hét lên thật to. Đây là cách khiến kẻ gian bị "đánh động" và thu hút sự chú ý của người đi đường.
Trường hợp không có ai cứu nguy, bạn hãy cố gắng bình tĩnh và tấn công vào các điểm yếu của kẻ gian như nhắm vào mắt, cổ họng, đầu, háng.
- Nếu thường xuyên phải về muộn hoặc không có người đưa đón, bạn nên học võ hoặc một số động tác tự vệ.
3. Đợi người thân ở chốn công cộng
Rất đơn giản, bạn hẹn bạn bè hoặc người thân ở một góc đường hoặc trạm xe buýt nào đó, mọi chuyện không mong muốn đều có thể xảy ra. Vậy, đâu là cách phòng vệ?
- Quan sát. Hãy nhìn xung quanh và "lọc" những đối tượng mà bạn cho là đáng ngờ. Nếu cảm thấy không an toàn, bạn có thể gọi điện thoại cho người mà bạn đang chờ và đổi địa điểm càng nhanh càng tốt.
- Để đảm bảo an toàn, tránh hẹn gặp ở những nơi vắng người khi đã tối muộn.
- Nếu có kẻ giann bắt nạt hoặc quấy rối bạn, hãy hét lớn để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh rồi gọi ngay cho cảnh sát.
- Khi gặp nguy, hãy cầu cứu mọi người đi đường. Họ có thể là cảnh sát, là chủ cửa hàng, hoặc là bất kỳ người đi đường tốt bụng nào đó để giúp bạn giải vây.
Để tránh mọi sai lầm có thể xảy ra nếu hai người đi đến quyết định gặp mặt sau một thời gian hẹn hò online, bạn hãy chú ý:
- Nắm rõ được ít nhất những thông tin mà bạn cho là an toàn và nghiêm túc với cuộc hẹn gặp này của "đối tác".
- Hãy thông tin với người thân gia đình và bạn bè của bạn biết rõ bạn đi đâu và khi nào sẽ về.
- Chọn địa điểm gặp mặt ở nơi đông đúc như quán cà phê, nhà hàng và rạp chiếu phim.
- Không bao giờ đồng ý hẹn gặp muộn vào ban đêm, đặc biệt là địa điểm gặp lại là một nơi vắng vẻ.
- Tiết chế việc chia sẻ thông tin của bản thân cho "đối tác". Luôn nhớ rằng, mọi nguy cơ đều có thể xảy ra, đặc biệt là người mà bạn mới gặp trực tiếp lần đầu.
- Nếu được, hãy trò chuyện qua các ứng dụng online thay vì cho "đối tác" số điện thoại của bạn nhằm tránh trường hợp bị quấy rối về sau.
5. Sử dụng điện thoại di động
Điện thoại thông minh ngày nay đã trở thành phần khó thiếu của nhiều người. Người dùng có xu hướng lưu trữ nhiều thông tin cá nhân mật trên chiếc smartphone của mình.
Hãy "vô hiệu hóa" những rủi ro sẽ xảy ra nếu bạn bị mất điện thoại:
- Đặt mật khẩu cho điện thoại.
- Cố gắng đừng lưu những thông tin cá nhân mật trên điện thoại.
- Nếu không quá cần thiết, hãy hạn chế sử dụng điện thoại ở chốn công cộng, kẻ gian có thể lợi dụng lúc bạn không chú ý sẽ cướp điện thoại ngay trên tay bạn.
Thắt dây an toàn là điểu cơ bản nhất khi di chuyển trên xe ô tô. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều bạn cần phải tự nhắc nhở bản thân khi bước chân lên xe:
- Luôn đảm bảo xăng luôn đầy bình.
- Không đỗ xe ở chỗ vắng vẻ.
- Khi ra khỏi xe, luôn đảm bảo các cửa ô tô đều được đóng kín và khóa cẩn thận.
- Nếu cảm thấy có kẻ khả nghi bám theo, hãy lái xe tới cửa hàng hoặc trạm xăng gần nhất và yêu cầu được giúp đỡ.
- Và dĩ nhiên, không lái xe khi đã sử dụng rượu, bia.
- Trường hợp xấu nhất là xe gặp tai nạn, hãy gọi cấp cứu và công ty bảo hiểm sau đó. Nếu bị kẹt, bạn hãy giữ bình tĩnh và ở yên trong xe cho đến khi cứu hộ đến giúp bạn thoát ra.
Nhiều người nghĩ rằng, công sở hoặc chỗ làm việc của mình rất an toàn và chẳng có lấy một nguy cơ rủi ro nào có thể xảy ra. Đây là suy nghĩ sai lầm. Mọi chuyện không mong muốn đều có thể xảy ra mọi lúc.
Làm sao để phòng tránh?
Đối với những người làm việc ở công trường:
- Luôn đội mũ và mặc đồ bảo hộ cẩn thận.
- Sử dụng thiết bị đúng cách.
- Luôn chú ý xung quanh, trên cao, dưới đất để tránh nguy cơ rủi ro.
Đối với những người làm việc tại văn phòng:
- Làm theo các hướng dẫn an toàn khi đi thang máy, sử dụng điện
- Nắm được lối thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
- Sử dụng thang bộ để thoát hiểm trong các trường hợp cần thiết
- Tố cáo ngay những hành động lạm dụng, quấy rối.
Tụ tập bạn bè, đồng nghiệp ở những chốn đông vui là cách bạn có thể giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc miệt mài. Tuy nhiên, tiệc tùng sao cho an toàn là điều không phải ai cũng chú ý. Vậy, đâu là những điểm bạn phải ghi nhớ?
- Thông tin cho gia đình biết nơi bạn đến và dự tính giờ về.
- Luôn quan sát đồ uống của bạn mọi lúc. Bạn không thể biết được ai đó có thể trộn vào ly nước uống của bạn thứ gì nếu cứ mải vui.
- Tránh những tình huống mà ai đó có thể quay video hoặc chụp hình bạn rồi post lên mạng xã hội. Hãy tự chủ và tiết chế bản thân.
- Chủ động ra về theo đúng thời lượng đã đặt ra. Đừng cố tỏ ra quá vui mà uống say xỉn đến mức không kiểm soát được chính mình.
- Tàn cuộc, nếu phải về nhà một mình thì bạn nên tham khảo tình huống 1.
9. Mua hàng online
Mua hàng online hoặc thậm chí là truy cập mạng cũng có thể khiến bạn rơi vào bẫy của những kẻ gian tặc trên Internet. Tin tặc có thể đánh cắp thông tin cá nhân, dữ liệu hay tìm ra nơi bạn sinh sống, hoặc tệ hơn là sử dụng chính danh tính của bạn để chuộc lợi.
Vậy, đâu là cách phòng tránh?
- Truy cập vào những trang web uy tín.
- Sử dụng phần mềm chống virus phiên bản mới nhất, uy tín nhất.
- Lựa chọn website mua sắm lớn, uy tín.
- Bảo vệ tài khoản mạng xã hội, đặc biệt là tài khoản mua sắm bằng mật khẩu mạnh, khó đoán. Chuyên gia khuyên, bạn nên đặt mật khẩu chứa hơn 7 chữ cái, có chữ hoa và chữ thường, và ký tự đặc biệt.
Mạng xã hội luôn tiềm ẩn những nguy cơ mà người dùng không biết hoặc không chú ý nhiều. Nếu một ngày, các thông tin mật của bạn bị lộ thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Để giữ an toàn, đây là những nguyên tắc bạn nên làm theo:
- Hãy chú ý với những hình ảnh, video mà bạn đăng trực tuyến trên mạng xã hội. Nên nhớ, hạn chế đưa thông tin địa điểm bạn đang có mặt. Kẻ gian có thể nắm được thông tin hoặc địa điểm của bạn để thực hiện hành vi xấu.
- Bảo vệ tài khoản bằng mật khẩu mạnh.
- Không kết bạn với những người bạn không quen biết ngoài đời.
- Thiết lập hồ sơ và thông tin ở dạng bảo mật (Only me - Chỉ mình tôi biết).
- Nếu bạn có con, hãy cài đặt các ứng dụng giúp bạn xem các bài đăng trên mạng của con bạn cũng như sự tương tác Internet của con.
Hy vọng, với những điều lưu ý trên, bạn có thể chủ động giúp mình an toàn trong mọi tình huống quen thuộc hàng ngày.
Xem thêm:
Kỹ năng thoát hiểm khi gặp cháy ở nhà cao tầng. Nguồn: Trí Thức Trẻ
Bài viết sử dụng nguồn: B.S - Ảnh minh họa: Internet