Đưa công nghệ sản xuất ammonia xanh đến gần với ứng dụng thực tiễn

Hồng Nhung |

Nhóm nghiên cứu ĐH Monash, Australia đã phát hiện ra rằng khí amoniac (NH3) có khả năng được tạo ra trực tiếp từ khí nitơ (N2) cộng với hydro (H)...

Nếu nguồn điện được sử dụng để tạo ra amoniac đến từ các nguồn tái tạo, thì amoniac sẽ "xanh" hơn, hoặc không chứa cacbon.

Điều này có nghĩa rằng loại phân bón quan trọng nhất trên Trái đất, có ảnh hưởng đến việc gia tăng sản lượng nông nghiệp, cho phép hành tinh duy trì dân số hiện tại, đều có thể được tạo ra một cách bền vững.

Hầu hết amoniac được sản xuất trong các nhà máy lớn, sử dụng một quy trình do các chuyên gia người Đức là Fritz Haber và Carl Bosch, nghĩ ra cách đây hơn một thế kỷ. Các nhà máy amoniac của Haber và Bosch tạo ra khoảng 1,8% lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

Giáo sư MacFarlane ở Đại học Monash cùng hai cộng sự, Alexandr Simonov và Bryan Suryanto, đã phát triển một phương pháp sản xuất amoniac xanh có tiềm năng khiến cho các nhà máy của Haber và Bosch trở nên lỗi thời. Quy trình mới có nét tương đồng với phương pháp điện phân để sản xuất hydro.

Amoniac xanh có thể thay thế được các nhiên liệu hóa thạch "trong hầu hết mọi ứng dụng", Giáo sư MacFarlane cho biết.

Giáo sư MacFarlane cho biết ô tô, xe buýt và thậm chí cả máy bay phản lực cũng có thể chạy bằng amoniac. Trong động cơ, amoniac hoạt động tương tự như LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng), ông giải thích.

Nhóm các nhà khoa học cũng đã tiến hành các thí nghiệm để xem liệu muối photphonium, một loại chất lỏng ion, có thể được sử dụng để tạo ra amoniac xanh bằng cách điện phân hay không.

Những nỗ lực trước đây để sản xuất ra amoniac xanh chỉ có thể tạo ra một lượng amoniac nhỏ, không đủ để thương mại hoá.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại