01
Ba ngày trước, tôi đọc được topic trên mạng: "Bộ quy tắc ứng xử mà nam giới nên biết trước khi bước chân vào mối quan hệ". Dưới phần bình luận, tôi đọc được câu trả lời của một cô gái mà đến giờ vẫn còn thấy ấn tượng.
Cô gái viết: "Có sai không khi tôi đặt kỳ vọng vào bạn trai cao hơn những người đàn ông khác giới mình từng tiếp xúc?
Tôi và bạn trai đã quen nhau được hơn một năm. Thưở mới yêu, tôi có thể dễ dàng bỏ qua những câu nói ngờ nghệch, hành động cử tri thiếu tinh tế của anh. Nhưng thời gian qua đi, nếu giờ bạn trai còn không hiểu những quy tắc khi bên cạnh tôi, làm sao tôi tin tưởng đồng hành cùng anh ta sau này?
Khi cãi nhau, tôi yêu cầu anh không được đóng sầm cửa mạnh. Anh có thể tức giận nhưng không được bỏ đi hay giữ im lặng quá lâu. Nếu anh còn bình tĩnh thì nên sớm quay lại nấu đồ ăn sáng để tôi còn đi làm. Khi tôi 'đến tháng', anh phải luôn nhớ chuẩn bị sẵn nước nóng, biết nói chuyện nhẹ nhàng hơn vì tôi rất mệt. Khi đi ăn, bạn trai là người kéo ghế trước, bóc vỏ tôm, vặn chai nước, lấy đũa, thanh toán tiền. Nếu tôi phát hiện anh ta bóc vỏ tôm, đút đồ ăn cho cô gái khác, tôi liền lập tức nói lời chia tay".
Trước những lời chia sẻ của cô gái, dân tình không lấy làm đồng cảm. Phần đông chỉ trích cô nàng đang mắc bệnh công chúa, đòi hỏi quá cao nơi đối phương. Trong khi đó, số khác lại bày tỏ đồng cảm với anh bạn trai, còn nhắc nhở anh ta đòi hỏi lại quyền từ bạn gái.
Sau đó, cô gái này đã phải lên tiếng giải thích thêm: "Đây là bộ quy tắc ứng xử mà tôi và bạn trai đã thống nhất ngay từ đầu. Mỗi người đều có quan điểm riêng về tình yêu khác nhau. Nếu bạn là người ngoài cuộc, xin miễn bình luận".
Tuy nhiên, vẫn có một chàng trai khác lên tiếng phản bác: "Bạn trai chấp nhận đi theo nguyên tắc cô đặt ra vì tôn trọng cô. Cô mong muốn được nuông chiều, chẳng lẽ cậu ta lại không? Khi yêu đương, ai cũng có phút giây yếu đuối, tại sao có mình cô được đặt ra những nguyên tắc cho bản thân, còn anh ta thì không được nói lời từ chối?".
Niềm mong muốn được đối phương yêu thương, bao bọc trong mối quan hệ hẹn hò là cảm xúc chung mà cô gái nào cũng có. Trong rất nhiều trường hợp, người ta luôn nghĩ rằng đàn ông nên gách vác nhiều hơn, nhưng thực tế đây không còn là thời đại mà ai đó cần dựa dẫm vào bất kỳ bên nào nữa.
Không ít người cho rằng dấu hiệu của một người đàn ông yêu mình thật lòng là khi anh ta thể hiện sự galant hay có thể dành quan tâm cho từng hành động nhỏ của họ. Cũng từ đó, những hành vi vô tri của nam giới như không mở cửa xe, quên vặn chai nước, cúp máy điện thoại trước... đã trở thành thước đo tình cảm trong mắt chị em.
02
Có chuyên gia tâm lý người Trung Quốc từng nói thế này: "Trong mối quan hệ tình cảm, dù cho bạn có yêu đối phương bao nhiêu thì đến một thời điểm, bạn vẫn sẽ nhận ra tất cả điểm xấu của họ. Tình cảm có gắn bó dài lâu được hay không, còn tuỳ thuộc vào cách bạn 'mắt nhắm mắt mở' cho sai lầm của anh ta".
Còn ngoài đời, tôi vẫn thường nghe ai đó nói: Người yêu bạn sẽ sẵn sàng thay đổi vì bạn, nuông chiều bạn. Vì vậy, nhiều người lầm rằng trong mối quan hệ nam nữ, chỉ khi con trai chịu tinh tế trong mọi tình huống thì mới được coi là tình yêu đích thực. Nhưng không phải như vậy, một mối quan hệ tốt đẹp phải dựa trên sự bình đẳng và thấu hiểu lẫn nhau từ cả hai phía.
Đàn ông thiếu galant có mang lại hạnh phúc cho bạn gái hay không?
Tôi nghĩ là có. Dẫn chứng từ câu chuyện yêu đương kéo dài hơn 3 năm của anh bạn tôi đi. Anh thuộc tuýp người điển hình thường xuyên bị bạn gái nhận xét là "thiếu tinh tế", "vô tri", "không biết lãng mạn plà gì"....
Anh phàn nàn với cô rằng mua hoa là màu mè nhưng chưa bao giờ quên tặng quà cho bạn gái vào dịp đặc biệt. Anh nhớ nhớ quên quên size áo của đối phương nhưng luôn chủ động dẫn cô đi mua đồ hàng tiếng đồng hồ vào những ngày cuối tuần. Mà để tổng kết ngắn gọn về mối quan hệ này, bí quyết giữ lửa tình yêu của họ chỉ ngắn gọn: Anh ta quên tinh tế, bạn gái nhắc nhở lại. Không có giận hờn vô cớ, không có sự im lặng.
Bạn gái có những nguyên tắc riêng đặt ra trong tình yêu, chàng trai cũng cố gắng đáp ứng. Tuy nhiên, không phải vì vài câu giận hờn vu vơ của cô mà anh ta phải thay đổi hoàn toàn bản thân, trở nên nhún nhường hay bỏ qua cảm xúc cá nhân. Nếu có bất hoà xảy đến, họ cố gắng thay đổi cách tiếp cận, biến mọi thứ trở nên đơn giản hơn.
03
Khi yêu đương, hẳn nhiên cô gái nào cũng muốn trở thành công chúa, được bạn trai yêu chiều và ở bên cạnh mỗi thời khắc khó khăn. Phía chàng trai, tin chắc nếu ai đó yêu đủ nhiều cũng sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của bạn, nhưng chỉ nên ở dừng mức giới hạn cho phép. Không phân biệt nam nữ, điều mà người nào cũng quan tâm không phải là "em nói A, anh không được làm B" mà là sự sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu cho sai sót của đối phương.
Bạn trai không làm đúng ý, không phải trong lòng anh ta không có bạn, càng không đại biểu anh ta không coi trọng bạn. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân sâu xa vì hai người hoàn toàn không cùng tần số. Anh ta không chạy kịp theo suy nghĩ của bạn, cũng như thiếu hiểu biết ngầm. Khi có chỗ không vừa ý, con gái thường dễ phóng đại khuyết điểm, nhất thời bỏ qua điểm tốt của đối phương. Từ sự thiếu an toàn trong tình cảm, cả hai dẫn đến tranh cãi và đôi khi không thể sữa chữa sai lầm.
Dù là đôi lứa hay bạn bè cũng vậy, đều cần có đi có lại. Một số người coi gánh nặng của hai từ "bạn trai" như tấm bùa hộ mệnh để có thể đòi hỏi từ đối phương, nghiễm nhiên nhận lấy mà không biết cho đi. Cái gọi là tình yêu, xa hơn là hôn nhân chính là tìm một người có thể cùng trải qua quãng đời còn lại, bao dung những thiếu sót và cùng nhau phấn đấu. Trong bất kỳ mối quan hệ nào, ai chịu nhường đối phương không quan trọng, quan trọng là trong lòng có can tâm tình nguyện đáp ứng hay không.
Vì vậy, dù yêu hay cưới, bạn gái cũng đừng quá khắt khe, cũng như đòi hỏi quá nhiều. Chỉ cần nói rõ điều bạn muốn anh ta bày tỏ, chờ đợi anh ấy có thể thực hiện được không, vậy là đủ.