Dữ liệu kinh tế tồi tệ hơn nỗi lo sợ của phố Wall: 'Nền kinh tế rõ ràng đã sụp đổ ở đây'

Linh Anh |

Báo cáo tiêu dùng và sản xuất của tháng 3 cho thấy tác động của đại dịch với nền kinh tế còn nhanh và sâu hơn nhiều so với lo sợ của các chuyên gia.

Doanh số bán lẻ tháng 3 giảm 8,7%, mức cao nhất trong dữ liệu của Chính phủ Mỹ. Riêng khu vực New York, hoạt động sản xuất tụt xuống mức thấp nhất mọi thời đại với mức giảm gây sốc 78,2%. Sản phẩm công nghiệp của Mỹ giảm 5,4%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1946 và sản xuất giảm 6,3%, một kỷ lục khác với đóng góp lớn của ngành ô tô khi các nhà máy đóng cửa khiến sản xuất giảm tới 28%.

Các báo cáo kinh tế cho thấy việc phong tỏa có tác động lớn đến 2 trụ cột của nền kinh tế là người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đáng nói là chúng khủng khiếp hơn nhiều so với lo sợ của các chuyên gia kinh tế, những người đưa ra dự đoán khá tiêu cực về tương lai của nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó, những điều tồi tệ nhất dự kiến sẽ đến vào tháng 4 tới với hơn 90% nền kinh tế sẽ bị tác động.

Sự sụt giảm kinh tế được dự kiến sẽ chạm đáy vào quý 2/2020. Các nhà kinh tế dự đoán mức giảm chưa từng thấy lên tới 30% GDP trong quý 2. Các nhà kinh tế của JPMorgan thì dự báo mức giảm sẽ lên tới 40% trong quý 2.

Dữ liệu kinh tế tồi tệ hơn nỗi lo sợ của phố Wall: Nền kinh tế rõ ràng đã sụp đổ ở đây - Ảnh 1.

Doanh số bán lẻ của Mỹ sụt giảm tồi tệ hơn cả khủng hoảng tài chính 2008.

Các dự báo tiêu cực về GDP quý 1 có thể sẽ tiêu cực hơn nữa, cho thấy tác động khủng khiếp của virus với nền kinh tế Mỹ, nhất là khi các doanh nghiệp đóng cửa, người dân bị hạn chế ra ngoài. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải khuyến cáo người dân tránh xa các nhà hàng và giãn cách xã hội.

Với những gì đang diễn ra, Ward McCarthy, chuyên gia kinh tế trưởng tại Jefferies, nói rằng dữ liệu về doanh số bán lẻ làm mờ đi trong triển vọng GDP quý đầu tiên. "Điểm mấu chốt là chi tiêu tiêu dùng của người Mỹ đã rơi xuống vực thẳm sau một thời gian dài duy trì ổn định. Có một sự thay đổi đáng kể trong thói quen chi tiêu khi người tiêu dùng cố gắng đối phó với các quy định giãn cách xã hội. Đó sẽ là lực cản cho cả quý 1 và quý 2", ông McCarthy nhận định.

Mua hàng trực tuyến không đủ để đảo ngược tình cảnh. Dù hàng triệu người Mỹ đang mua hàng online nhưng doanh số bán lẻ trực tuyến tháng 3 cũng chỉ tăng 3,1%, một con số khiêm tốn. Bộ Thương mại Mỹ thừa nhận rằng vấn đề là nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, dẫn tới việc thu thập số liệu chính xác rất khó khăn.

Dữ liệu kinh tế tồi tệ hơn nỗi lo sợ của phố Wall: Nền kinh tế rõ ràng đã sụp đổ ở đây - Ảnh 2.

Doanh số bán lẻ tính theo từng ngành từ tháng 2 đến tháng 3/2020.

Người tiêu dùng Mỹ đang ở nhà, chỉ mạo hiểm đi ra ngoài để mua nhu yếu phẩm. Có lẽ, những gì tồi tệ nhất với sẽ được thấy vào tháng tới.

Jon Hill, một chiến lược gia cấp cao, cho biết số liệu hiện nay làm dấy lên mối lo ngại kinh tế Mỹ sẽ suy thoái, bất chấp khoản 2,2 tỷ USD mà chính phủ Mỹ tung ra để cứu trợ kinh tế cũng như các chính sách tiền tệ của FED. Con số người thất nghiệp lên tới 17 triệu chỉ trong vài tuần đã phần nào cho thấy sự khủng khiếp của đại dịch.

"Đây là một kiểu suy thoái rất khác. Một là tác động kinh tế rộng lớn hơn. Mọi thứ đình trệ một cách đột ngột. Người ta không ngạc nhiên với tác động của nó với nền kinh tế nhưng rõ ràng, nó đã xảy ra theo một cách hoàn toàn khác thường. Nó tuân theo các chính sách về y tế chứ không phải kinh tế. Chưa bao giờ, trái phiếu kho bạc dài hạn của Mỹ bị bán tháo như thời gian vừa qua", ông Hill nhấn mạnh.

Dữ liệu kinh tế tồi tệ hơn nỗi lo sợ của phố Wall: Nền kinh tế rõ ràng đã sụp đổ ở đây - Ảnh 4.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại