Dự báo lãi suất ngân hàng còn tiếp tục tăng năm 2023, thị trường BĐS sẽ ra sao?

Bảo Anh |

Lạm phát cao là một trong những thách thức chính mà các Ngân hàng trung ương nói chung Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói riêng đã và đang phải đối mặt hiện nay.

Tình trạng khát vốn của các doanh nghiệp nói chung, BĐS nói riêng dự báo sẽ tiếp tục căng thẳng vào năm 2023 do kênh huy động từ trái phiếu doanh nghiệp hiện đang bị tắc nghẽn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nhu cầu tín dụng ở mức cao trong khi hạn mức tín dụng vẫn bị kiểm soát bởi Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục gây áp lực lên lãi suất cho vay.

Một chuyên gia trong ngành cho hay, dự báo về lãi suất năm 2023 có thể lên mức từ 13-15%/năm, lãi suất cho vay sẽ từ 19-20%/năm. Hiện không ít công ty, đặc biệt là doanh nghiệp BĐS bị ảnh hưởng bởi không tiêu thụ được hàng, lãi suất vay ngân hàng quá cao nên khó trụ được, nợ xấu ngân hàng sẽ tăng nên các ngân hàng phải cần tăng lãi suất và các loại phí để bù vào.

Dự báo lãi suất sẽ tiếp tục căng thẳng trong nửa đầu năm 2023 và áp lực sẽ dần được giải toả trong 6 tháng cuối năm. Thị trường vẫn thiếu tính thanh khoản trong bối cảnh các doanh nghiệp đang khát vốn do kênh huy động từ trái phiếu đang bị tắc nghẽn.

Chia sẻ trên báo chí, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nhận định, lãi suất thực cao như vậy cũng đồng nghĩa với việc làm xói mòn rất nhanh chóng nền tảng tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực kể cả bất động sản đều gặp khó khăn. Đặc biệt là doanh nghiệp nhập khẩu, vừa lãi suất cao vừa "gánh" áp lực lớn từ tỷ giá hối đoái. Nếu tiếp tục tăng lãi suất, doanh nghiệp nào chịu đựng nổi?.

 Dự báo lãi suất ngân hàng còn tiếp tục tăng năm 2023, thị trường BĐS sẽ ra sao?  - Ảnh 1.

Lãi suất ngân hàng dự báo tiếp tục đà tăng trong năm 2023. Ảnh minh hoạ.

Còn ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R&D DKRA Vietnam cho rằng, lãi suất tăng mạnh và leo thang từng ngày như hiện nay làm cho thị trường BĐS vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Nếu trình trạng này tiếp tục kéo dài có thể đây sẽ là cú “knock out” thị trường sau đại dịch.

Việc lãi suất leo thang tác động rất lớn đến thị trường BĐS. Cụ thể, sức cầu thị trường giảm mạnh. Với lãi suất cho vay mua BĐS trên 12%/năm như hiện nay nhà đầu tư e dè, thận trọng hơn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư BĐS. Ngay cả việc nhiều nhà đầu tư có dòng thu nhập tốt muốn vay vốn ngân hàng để đầu tư tuy nhiên việc tiếp cận được nguồn vốn vay hiện nay cực kỳ khó khăn khi “room” tín dụng bị hạn chế.

Thứ hai, hiện tượng cắt lỗ diễn ra trên diện rộng. Trong những năm gần đây khi thị trường BĐS sôi động, lãi suất còn hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính không có khả năng trả nợ, chấp nhận cắt lỗ. Tuy nhiên, hiện nay thị trường đang chững lại, thanh khoản thị trường thứ cấp sụt giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vẫn đang kẹt hàng mặc dù giảm giá sâu.

“ Người bán kẹt vốn, cắt lỗ để bán thu hồi vốn. Người mua thấy lãi suất cao e ngại, nếu có nhà đầu tư chấp nhập lãi suất cao để vay lại khó tiếp cận nguồn vốn do hết “room”. Với vòn luẩn quẩn như hiện nay, việc thị trường rơi tự do trong thời gian đến điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có những biện pháp kịp thời”, ông Thắng nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia nhận định, việc lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng liên tục tăng cũng khiến thị trường BĐS bị chia lửa. Nhiều nhà đầu tư chọn cách gửi tiết kiệm thay vì bỏ tiền vào BĐS. Điều này cũng là tác nhân

Có thể thấy bài toán lãi suất chắc chắn sẽ còn là vấn đề rất khó khăn trong năm 2023. Bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam từng nhấn mạnh, thị trường BĐS năm 2023 được “giải toả” hay không tuỳ thuộc rất lớn vào câu chuyện nguồn vốn tín dụng. Đây chính là điểm nghẽn lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại