Dự án "Che lấp Mặt trời" của ĐH Yale và Harvard - phải chăng đây là câu trả lời dành cho biến đổi khí hậu?

T.O.P |

Chưa chắc đã là như vậy. Việc kiểm soát lượng bức xạ từ Mặt trời thực chất không phải là giải pháp lâu dài.

Biến đổi khí hậu là câu chuyện đã được khoa học nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong những năm vừa qua. Giải pháp đưa ra cũng có khá nhiều, nhưng hiện tại vẫn chưa đủ mạnh và hữu hiệu để giải quyết câu chuyện này.

Chỉ biết rằng, nhiệt độ đang tăng dần theo từng năm, băng vùng cực tan chảy nhiều hơn, còn khí hậu thì ngày càng trở nên cực đoan.

Trước thực trạng này, các chuyên gia từ ĐH Harvard và Yale đã đề xuất một phương án đầy táo bạo, dù chưa được kiểm chứng. Đó là sử dụng máy phun một lớp hóa chất vào bầu khí quyển để che mờ Mặt trời.

Dự án Che lấp Mặt trời của ĐH Yale và Harvard - phải chăng đây là câu trả lời dành cho biến đổi khí hậu? - Ảnh 1.

Phun một lớp khí sulfate vào tầng bình lưu có thể là câu trả lời cho quá trình biến đổi khí hậu

Cụ thể, phương án được đề xuất là sử dụng công nghệ phun tầng bình lưu (stratospheric aerosol injection - SAI), xịt một lượng lớn phân tử sulfate vào tầng bình lưu ở độ cao khoảng 20.000m. Số hóa chất này được chuyển lên nhờ khí cầu, máy bay, hoặc bằng súng.

Theo các chuyên gia, tốc độ Trái đất nóng lên có thể bị cắt giảm đi phân nửa nhờ phương án này.

Được biết,công nghệ phun tầng bình lưu chưa được phát triển, và hiện cũng chưa có thiết bị nào đủ khả năng làm được chuyện đó. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng việc phát triển công nghệ này là không khó, và chi phí cũng nằm trong khoảng chấp nhận được.

Theo ước tính thì nếu được thông qua và đầu tư, hệ thống sẽ được phát triển trong vòng 15 năm với chi phí khoảng 3,5 tỉ USD, cộng thêm khoảng 2,25 tỉ đỗ mỗi năm trong vòng 15 năm kế tiếp để duy trì hoạt động.

Tuy nhiên đây mới chỉ là đề xuất thôi, mọi thứ hoàn toàn là lý thuyết. "Chúng tôi không nhận xét gì nhu cầu đối với công nghệ SAI," - trích trong báo cáo nghiên cứu.

"Chúng tôi chỉ muốn cho thấy rằng giải pháp này có thể làm được dưới góc độ kỹ thuật, và cũng không hề đắt đỏ gì."

Dự án Che lấp Mặt trời của ĐH Yale và Harvard - phải chăng đây là câu trả lời dành cho biến đổi khí hậu? - Ảnh 2.

Trái đất sẽ ra sao?

Theo CNN đưa tin, nhóm nghiên cứu hoàn toàn nhận thức được rủi ro của giải pháp này: phải nhận được sự đồng thuận của nhiều quốc gia, vì SAI có khả năng gây ảnh hưởng đến sản lượng nông sản các nước.

Ngoài ra, rủi ro gây hạn hán, thậm chí tạo ra khí hậu cực đoan cũng là không nhỏ. SAI cũng không giải quyết được bài toán khí nhà kính - nguyên nhân chính gây ra hiện tượng Trái đất nóng lên. Và đặc biệt, nó nhận phải chỉ trích của khá nhiều người trong giới chuyên gia.

"Dưới góc độ của một nhà kinh tế khí hậu, việc kiểm soát bức xạ từ Mặt trời là giải pháp tệ hơn so với việc xử lý khí thải nhà kính: tốn nhiều tiền hơn, rủi ro cao hơn," - trích lời Philippe Thalmann, chuyên gia kinh tế khí hậu người Pháp.

David Archer, chuyên gia khí tượng từ ĐH Chicago thì chia sẻ: "Vấn đề với phương pháp này, đó là nó gì có tác dụng tạm thời, trong khi đây lại là vấn đề dài hạn. Lượng khí thải nhà kính vẫn ở đó, vẫn khiến Trái đất nóng lên về lâu dài thôi,"

"Quả thực việc trì hoãn quá trình khí hậu nóng lên hết sức hấp dẫn, nhưng điều đó cũng chẳng khác gì chuyện đưa hành tinh vào trạng thái... sống thực vật. Các thế hệ tương lai sẽ phải trả cả vốn lẫn lời về những gì ông cha chúng gây ra vào hôm nay."

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Research Letters.

Tham khảo: CNN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại