Trí Thức Trẻ xin giới thiệu đến bạn đọc những chia sẻ của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink về quan hệ Việt - Mỹ nhân dịp kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ.
Khi bình thường hóa quan hệ 25 năm trước đây, việc đầu tiên chúng ta phải làm là nhìn lại quá khứ, đối mặt với những di sản chiến tranh và vượt qua quá khứ.
Đầu tuần này, tôi có chuyến thăm đến tỉnh Thanh Hóa, cũng là lần đầu tiên tôi đến tỉnh này. Và tôi rất xúc động khi tham gia cuộc giao lưu giữa cựu chiến binh Việt Nam trên cầu Hàm Rồng. Đây là nơi có cuộc giao tranh ác liệt, và chúng tôi đã cùng nắm tay nhau đi ra đến giữa cầu Hàm Rồng.
Có 2 trải nghiệm cá nhân mà tôi rất muốn chia sẻ với các bạn. Năm ngoái tôi đã có chuyến thăm nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn. Còn năm nay, tôi đã đến thăm nghĩa trang TP. Hồ Chì Minh. Những các hoạt động này của chúng tôi đều hướng tới mục đích thể hiện sự tôn vinh những người đã hy sinh vì lòng ái quốc.
Tôi hy vọng qua những hoạt động này sẽ thúc đẩy hàn gắn, hòa giải giữa 2 nước.
Tôi cũng muốn nhăc tới lời nói của Tổng thống Bill Clinton khi tuyên bố bình thường hóa quan hệ năm 1995: Chúng ta không được phép lãng quên quá khứ nhưng cũng không để quá khứ kiểm soát chúng ta.
Chúng ta không thể thay đổi những gì đã xảy ra giữa 2 quốc gia trong quá khứ nhưng chúng ta có thể nỗ lưc cùng nhau thúc đẩy hòa giải, tình bằng hữu và đối tác.
Ngày nay, Mỹ và Việt Nam là những đối tác tin cậy, với tình bằng hữu dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Những bước tiến của chúng ta là phi thường, mối quan hệ quốc phòng đang không ngừng phát triển ở hai quốc gia phản ánh hiện thực rằng những lợi ích về an ninh giữa chúng ta rất tương đồng.
Sự sâu sắc cũng như độ rộng lớn trong việc hợp tác giữa 2 quốc gia chúng ta thật sự rất ấn tượng. Rõ ràng chúng ta đã cùng nhau đạt được rất nhiều thành tựu. Cá nhân tôi cho rằng, thành tựu to lớn nhất mà chúng ta đạt được là chúng ta đã hoàn toàn gọi nhau là Đối tác hay bạn bè một cách hết sức chân thành.
Phái đoàn của chúng toi ở đây là để hỗ trợ Việt Nam phát triển. Chúng tôi tin rằng, lợi ích quốc gia của Mỹ có được ở việc hỗ trợ một nước Việt Nam độc lập, mạnh mẽ và thịnh vượng. Tương lai của chúng ta gắn kết với nhau.
Dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump, ông đã đến thăm Việt Nam hai lần và đây là lần đầu tiên một Tổng thống tới thăm Việt Nam hai lần trong cùng 1 nhiệm kỳ và điều này có đóng góp rất lớn cho việc xây dựng quan hệ giữa 2 nước.
Điều đáng chú ý là tháng 11/2017, Tổng thống Trump đã công bố Tầm nhìn về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Đà Nẵng. Nếu nhìn lại lịch sử, mỗi chuyến thăm của các đời Tổng thống Mỹ đến Việt Nam đều là những thời điểm lịch sử như chuyến thăm năm 2000 của Tổng thống Clinton chứa đựng nhiều ý nghĩa biểu tượng, cũng như các chuyến thăm của các Tổng thống Bush và Obama sau đó.
Năm 1994, Mỹ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại năm. Năm 1995, hai nước bình thường hóa quan hệ và năm 2016, việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương trong chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa mang tính biểu tượng, thể hiện việc bình thường hóa quan hệ một cách hoàn toàn giữa hai quốc gia, ở mọi khía cạnh.
Đây đều là những mốc quan trọng
Tôi nghĩ tới Thượng nghị sĩ Patrick Leahy và Quỹ nạn nhân chiến tranh của ông ấy, Thượng nghị sĩ John McCain và John Kerry. Cũng tương tự như vậy ở phía Việt Nam. Từ cả 2 phía, các cựu binh đưa chúng ta quay trở lại với nhau, bắt đầu mối quan hệ đối tác giữa 2 quốc gia.
Tôi thường chia sẻ với mọi người cuộc trao đổi giữa tôi với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đầu tiên Pete Peterson cách đây khoảng 2 năm. Khi tôi nói rằng những gì Việt Nam và Mỹ đã đạt được là phép màu, ông ấy nói rằng tôi đã sai.
Phép màu chỉ là sự tình cờ, hay do một vị thánh thần nào đó tạo ra. Những gì chúng ta đạt được rất phi thường, rất to lớn. Đó không phải là ngẫu nhiên, mà là sự nỗ lực, thiện chí, sự dũng cảm đến từ 2 quốc gia. Tôi cảm ơn những người đi trước, lãnh đạo từ cả 2 nước nỗ lực, thiện chí của họ để đưa chúng ta quay lại với nhau trở thành đối tác và bạn bè và đặc biệt biết ơn Đại sứ Việt Nam tại Mỹ đầu tiên Lê Văn Bàng và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đầu tiên Pete Peterson vì những gì họ đã làm từ những ngày đầu tiên.