Đột phá siêu to khổng lồ cho Trái đất: Tất cả rác nhựa không thể tái chế được lần đầu tiên được chuyển hết thành điện siêu sạch

JD |

Điều quan trọng là siêu sạch, tức là nó không để lại bất kỳ chất thải gì có hại cho môi trường.

Lý do khiến rác nhựa trở thành vấn nạn đối với toàn nhân loại không chỉ vì chúng ta xả quá nhiều, mà còn do rất nhiều trong đó là các loại rác không có khả năng tái chế.

Đó là ống hút, là cốc nhựa, là bao bì thực phẩm... Những loại rác này trong tình huống lý tưởng nhất sẽ được thu gom và đưa vào các lò đốt rác. Còn không, chúng lan tràn khắp nơi trên thế giới, khiến thiên nhiên phải khổ sở mà không cách nào thay đổi.

Đột phá siêu to khổng lồ cho Trái đất: Tất cả rác nhựa không thể tái chế được lần đầu tiên được chuyển hết thành điện siêu sạch - Ảnh 1.

Tuy nhiên, câu chuyện này bắt đầu dần có hy vọng, với nghiên cứu mới đây của các chuyên gia từ ĐH Chester (Anh Quốc). Họ đã tìm ra giải pháp đưa các loại rác nhựa không có khả năng tái chế - như bao bì thực phẩm hoặc các hạt nhựa thu thập trên bãi biển - thành nhiên liệu, sử dụng cho ôtô hoặc nhà ở.

Đột phá siêu to khổng lồ cho Trái đất: Tất cả rác nhựa không thể tái chế được lần đầu tiên được chuyển hết thành điện siêu sạch - Ảnh 2.

Các chuyên gia cho biết đây là lần đầu tiên họ tìm ra giải pháp để giải quyết toàn bộ rác nhựa mà không để bất kỳ thứ gì sót lại sau đó. Họ hy vọng rằng với việc chuyển nhựa thành một dạng nhiên liệu hydro hoặc điện, chúng ta sẽ chấm dứt được cơn ác mộng rác nhựa hiện nay một cách triệt để.

Đột phá siêu to khổng lồ cho Trái đất: Tất cả rác nhựa không thể tái chế được lần đầu tiên được chuyển hết thành điện siêu sạch - Ảnh 3.

Mẫu máy xử lý nhựa được cho là cứu tinh của Trái đất hiện nay

Cụ thể, quy trình lần này bao gồm việc thu thập các mảnh nhựa nhuốm bẩn, hoàn toàn không còn công dụng gì nữa. Chúng được cắt thành những dải nhỏ, sau đó nung chảy dưới nhiệt độ 1000°C. Khí sinh ra trong quá trình này sẽ được chuyển thành năng lượng.

Ở thời điểm hiện tại, có một nhà máy tại Cheshire (Anh) được ứng dụng công nghệ này để hoạt động. Các chuyên gia đang hy vọng rằng trong tương lai gần, mỗi 2 tuần sẽ có ít nhất 7000 ngôi nhà được tận dụng điện từ nhựa thải, và 7000 chiếc ôtô được chạy bằng nhiên liệu hydro.

Sau đó, các chuyên gia sẽ liên kết với nhiều nhà sản xuất - như PowerHouse Energy - để triển khai mô hình này đến châu Á rồi đi khắp thế giới, đặc biệt là các bãi biển. Hiện tại, công ty cho biết chính phủ Nhật Bản đã tỏ ra hết sức quan tâm rồi.

Đột phá siêu to khổng lồ cho Trái đất: Tất cả rác nhựa không thể tái chế được lần đầu tiên được chuyển hết thành điện siêu sạch - Ảnh 4.
Đột phá siêu to khổng lồ cho Trái đất: Tất cả rác nhựa không thể tái chế được lần đầu tiên được chuyển hết thành điện siêu sạch - Ảnh 5.
Đột phá siêu to khổng lồ cho Trái đất: Tất cả rác nhựa không thể tái chế được lần đầu tiên được chuyển hết thành điện siêu sạch - Ảnh 6.

Theo giáo sư Joe Howe - giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng Thornton thuộc ĐH Chester: "Công nghệ này chuyển mọi loại rác nhựa thành loại khí hydro tổng hợp có chất lượng cao, hàm lượng carbon thấp, sau đó được chuyển thành nhiên liệu."

"Điểm tuyệt vời nhất là sản phẩm phụ của quá trình này chính là điện. Có nghĩa, nhựa không chỉ dùng làm nhiên liệu cho ôtô, mà còn dùng để thắp sáng ngôi nhà của bạn. Đây chính là công nghệ mà cả thế giới đang cần."

Trong vòng 2 năm qua, phương pháp đột phá này đã được thử nghiệm bởi các nhà nghiên cứu từ ĐH Chester, và được đánh giá là hết sức hiệu quả. Theo dự tính, các nhà máy áp dụng công nghệ này sẽ sớm được xây dựng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á để giải quyết vấn nạn rác thải nhựa. Rác nhựa sẽ được mua lại với giá rất rẻ, nhưng sau đó tạo ra những giá trị thực tiễn cho giá trị, mà quan trọng nhất là tốt cho môi trường.

Đột phá siêu to khổng lồ cho Trái đất: Tất cả rác nhựa không thể tái chế được lần đầu tiên được chuyển hết thành điện siêu sạch - Ảnh 7.

Hiện tại, Wate2Tricity là công ty đang nắm giữ bằng sáng chế của công nghệ này. "Chúng ta đang chuẩn bị có giải pháp xử lý vấn đề rác thải nhựa tại các Trung Quốc, Ấn Độ và cả châu Á - nơi chịu trách nhiệm cho 90% rác thải nhựa trên các đại dương." - trích lời Howard White, chủ tịch Waste2Tricity.

"Làm sạch các đại dương dĩ nhiên là tốt, nhưng chúng ta cần nghĩ cách xử lý rác triệt để, vì rác mới sẽ luôn được tạo ra."

"Đội nghiên cứu từ ĐH Chester đã giúp chúng tôi làm ra công nghệ này. Sớm thôi, quy mô của nó sẽ đủ lớn để giải quyết toàn bộ số rác nhựa trên hành tinh, đồng thời thay thế được nhiên liệu hóa thạch trong tương lai."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại