Kể từ năm 1889, công ty General Pencil đã sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu thô (sáp, sơn, than chì, ván tuyết tùng), sản xuất thành bút chì và phân phối chúng trên toàn quốc.
Thời kỳ ấy, nước Mỹ có rất nhiều nhà máy sản xuất bút chì mọc lên, nhưng qua thời gian, họ dần chuyển hướng sang các ngành nghề mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Còn bút chì, nhu cầu vẫn còn, nhưng Mỹ nhập khẩu từ nước thứ 3.
Giờ đây, General Pencil là một trong những công ty sản xuất bút chì cuối cùng trên toàn Hoa Kỳ.
Bút chì vốn là một công cụ ghi chép đơn giản và phổ biến dành cho mọi người. Thế nhưng, qua loạt ảnh của Christopher Payne, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi chứng kiến những công đoạn sản xuất bút chì đầy công phu và phức tạp!
Trong vài năm qua, nhiếp ảnh gia Christopher Payne đã ghé thăm nhà máy của General Pencil hàng chục lần, ghi lại từng giai đoạn của quá trình sản xuất.
Tầng hầm, nơi người lao động chế biến than, được Christopher Payne ví như "một thế giới của màu xám".
Những chiếc áo sơ mi màu xám, những đôi tay màu xám, hàng loạt máy màu xám nuốt các vật liệu màu xám. Anh cũng cho biết rằng một khối lượng lớn đáng ngạc nhiên của công việc ở đây được thực hiện bằng tay và nó có thể mất nhiều ngày để bàn tay của nhân viên được sạch sẽ trở lại.
Đây là hình ảnh những thanh than chì đang được thu thập lại để tái chế.
Các lõi than chì này được nung nóng trong lò để làm cứng đồng thời loại bỏ độ ẩm.
Sau khi bị làm nóng, lõi than chì được đặt trong các lon đục lỗ và nhúng vào sáp nóng.
Lõi than chì được làm mát sau khi bị nhúng trong sáp nóng.
Các mảng màu được sử dụng để làm bút chì màu
Nhân viên này đã làm việc tại nhà máy General Pencil trong 47 năm. Máy trộn phía sau anh ta dùng để xử lý bột nhão và than củi
Một lớp gỗ được ép quanh lõi của cây bút chì.
Lớp gỗ này vẫn cần phải được định hình. Một máy chế biến gỗ sẽ cắt bút chì vào hình dạng mong muốn như hình tròn hoặc lục giác.
Tiếp theo, chiếc máy này sẽ gắn thêm kim loại bao quanh đầu chứa gôm của bút chì.
Sau đó, bút chì được phủ thêm một lớp sơn nữa. Hầu hết các bút chì đều nhận được bốn lớp sơn.
Những cây bút chì sẽ được mài sắc hơn ở mỗi đầu.
Bút chì được làm sắc nét bằng cách lăn chúng trên một băng chuyền chà nhám tốc độ cao.
Qua loạt ảnh, Payne đã cho chúng ta thấy sự kỳ diệu về thẩm mỹ. Những lõi bút chì được xếp đống trên một bức tường bê tông, hàng trăm cây bút chì xếp chồng lên nhau trong các khuôn tháp tổ ong… Tất cả đã tạo nên một sự hỗn loạn trong trật tự.
Sau khi ngắm những bức ảnh này, Sam Anderson - một nhà báo thường cộng tác với tuần báo New Sentences - đã bình luận:
"Trong kỷ nguyên của công nghệ, chúng ta bắt đầu nhập dữ liệu trên máy vi tính. Thế nhưng, những dữ liệu trên máy tính thì khá… vô hồn. Chúng không ghi lại được bao nhiêu lần mắt bạn nhấp nháy, bao nhiêu lần ngón tay bạn co lại vì mỏi mệt."
"Nhưng bút chì không như thế. Khi bạn viết bằng một cây bút chì, bút chì sẽ ghi lại chính xác những chuyển động của bạn. Bởi vậy, nhiều người có thể nhìn thấu được tâm tư, tình cảm của người viết khi quan sát nét chữ của họ lưu lại trên giấy."
"Có thể thấy, những bức ảnh này cũng làm một điều tương tự. Giống như chiếc bút chì, những hình ảnh này đã theo dõi và lưu lại các chuyển động mà một ngày nào đó chúng có thể sẽ biến mất, sẽ bị lãng quên…"
Nguồn: The New York Times