Mỹ
Washington đã cử một nhóm chuyên gia về thảm hoạ đến Maroc để đánh giá tình hình, xác định các nhu cầu nhân đạo chưa được đáp ứng và làm việc với chính quyền Maroc để liệt kê những hạng mục hỗ trợ bổ sung.
Một quan chức Mỹ cho biết nhóm này đã đến hiện trường vào Chủ nhật (10/9).
Tây Ban Nha
Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles cho biết một đơn vị tìm kiếm - cứu hộ của quân đội nước này với 56 sĩ quan và 4 chú chó cứu hộ đã đến Maroc vào Chủ nhật. Đơn vị này sẽ hoạt động cách Marrakech khoảng 100 km về phía nam. Đơn vị tìm kiếm - cứu hộ thứ hai sẽ tới Maroc vào cuối ngày.
Bộ trưởng Ngoại giao Jose Manuel Albares trước đó cho biết Tây Ban Nha đã nhận được yêu cầu giúp đỡ từ Maroc, trong cuộc gọi giữa ông Albares với người đồng cấp Maroc.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân và thi thể trong đống đổ nát sau trận động đất ở Maroc. Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Pháp
Paris ngày 10/9 tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Maroc và đang chờ yêu cầu hỗ trợ chính thức.
“Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể. Ngay khi họ đề nghị hỗ trợ, chúng tôi sẽ triển khai”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết trong cuộc họp báo tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi (Ấn Độ).
Bộ Ngoại giao Pháp cho biết cơ quan này đã kích hoạt quỹ đóng góp của chính quyền địa phương cho các hoạt động hỗ trợ. Ở giai đoạn này, gần 2 triệu euro đã được cam kết quyên góp. Ngoài ra, nhiều công ty Pháp đã liên hệ với Bộ và bày tỏ mong muốn đóng góp cho những nỗ lực hỗ trợ của Paris đối với Maroc.
Đám tang hai nạn nhân ở Moulay Brahim. Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Nhiều người không cầm được nước mắt. Ảnh: Reuters
Israel
Cơ quan ứng phó thảm hoạ và hỗ trợ y tế Magen David Adom của Israel hôm 9/9 cho biết lãnh đạo cơ quan này đã liên hệ với Chủ tịch Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Maroc để đề nghị giúp đỡ.
“Các đại diện của Magen David Adom đang chuẩn bị khởi hành trong vài giờ tới”, cơ quan này cho biết trong một tuyên bố. "Họ sẽ phối hợp với các phái đoàn của Bộ Y tế và Lực lượng Phòng vệ Israel."
Nhân viên Nhóm Tìm kiếm và Cứu nạn Quốc tế Qatar trên máy bay xuất phát từ Căn cứ Không quân Al Udeid, gần Doha (Qatar) đến Maroc. Ảnh: Reuters
Algeria
Algeria, quốc gia đã cắt đứt quan hệ với Maroc từ hai năm trước, tuyên bố sẽ mở không phận cho các chuyến bay nhân đạo và y tế tới Maroc. Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy (9/9), chính quyền Algeria cho biết họ sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cũng như hiện vật và sức người để hỗ trợ người dân Maroc, nếu Maroc yêu cầu.
Tunisia
Bộ Nội vụ Tunisia cho biết một nhóm hỗ trợ của nước này đã đến Maroc. Nhóm bao gồm khoảng 50 nhân viên y tế và nhân viên từ một đơn vị chuyên môn, chó tìm kiếm, máy bay không người lái để phát hiện nạn nhân dưới đống đổ nát và một bệnh viện dã chiến.
Thổ Nhĩ Kỳ
Cơ quan ứng phó thảm họa AFAD của Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Bảy cho biết 265 nhân viên cứu trợ từ AFAD, Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Thổ Nhĩ Kỳ và các tổ chức phi chính phủ khác của nước này đã sẵn sàng tới khu vực xảy ra động đất nếu Maroc kêu gọi hỗ trợ quốc tế. Ankara cũng cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng cung cấp 1.000 chiếc lều cho các khu vực bị ảnh hưởng.
Nhà cửa đổ nát sau động đất ở Amizmiz (Maroc). Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Khung cảnh hoang tàn tại một khách sạn ở Moulay Brahim. Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Một phụ nữ mang tài sản ra khỏi một ngôi nhà bị phá huỷ ở Moulay Brahim. Ảnh: Reuters
Một phụ nữ ở Amizmiz được dìu đi qua đống đổ nát. Ảnh: Reuters
Phân phát đồ cứu trợ ở Moulay Brahim. Ảnh: Reuters
Một trận động đất mạnh 7,2 độ ở vùng núi Atlas của Maroc đã xảy ra lúc 23h ngày 8/9.
Cơ quan địa chất Maroc cho biết trận động đất xảy ra ở khu vực Ighil của dãy Atlas với cường độ 7,2 độ. Trong khi đó, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết trận động đất mạnh 6,8 độ, tâm chấn ở độ sâu 18,5 km.
Ighil là một khu vực miền núi với các làng nông nghiệp nhỏ.
Số liệu mới nhất từ Bộ Nội vụ Maroc (công bố cuối ngày 9/9) cho biết 2.012 người đã thiệt mạng, 2.059 người bị thương, trong đó có 1.404 người trong tình trạng nguy kịch.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hơn 300.000 người đã bị ảnh hưởng bởi thảm họa.
Theo Reuters