Đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề lên một số nhóm ngành tại Việt Nam, trong đó có khách sạn và nhà hàng. Ngay cả với một thương hiệu thuộc top đầu trong kinh doanh chuỗi nhà hàng như Golden Gate, ảnh hưởng của đại dịch lần này cũng không hề nhỏ.
Theo đó, toàn bộ các chuỗi nhà hàng của tập đoàn đã tạm thời đóng cửa, từ chuỗi lẩu nấm Ashima cho đến lẩu băng chuyền Kichi Kichi hay chuỗi nhà hàng Nhật iSushi, Durama,…
Để giải quyết bài toán này, như cách nhiều thương hiệu hiện đang xoay sở, Golden Gate đã chuyển một phần công việc sang hình thức bán online, khách hàng tự mua sản phẩm về chế biến (các món nướng, lẩu) hoặc dùng ngay tại nhà (salad, mì ý, pizza,...)
Câu hỏi đặt ra là với những chuỗi đang thiên về hình thức buffet, liệu có cách nào chuyển lên online khi từ trước tới nay, mô hình này được nhiều khách hàng ưa chuộng vì tâm lý chỉ cần trả một mức giá cố định, sẽ được dùng bao nhiêu tùy thích?
Câu trả lời là có. Ví dụ với mô hình lẩu băng chuyền Kichi Kichi, vẫn đánh trúng tâm lý chuộng giá rẻ của khách hàng, các loại đồ nhúng mang về sẽ được chia thành từng phần nhỏ với mức giá thấp bất ngờ: Bò Mỹ 9.000/phần, rau nấm 6.000, mì bún 4.000.
Số lượng tương đương với từng đĩa đồ ăn như khi khách hàng ăn trên băng chuyền, chỉ khác là bây giờ Kichi Kichi đóng gói lại để họ mang về ăn ở nhà.
Danh sách các món lẩu ăn kèm của Kichi Kichi tại trang web http://sieuthilau.ggg.com.vn/kichi.
Mô hình này được đánh giá có nhiều ưu điểm như khách hàng vẫn được lựa chọn các món đầy đủ, không khác gì đang thưởng thức tại quán. Thậm chí, có thể tránh được tình trạng người khác "hớt tay trên" món mình yêu thích trong trường hợp khách ngồi cuối băng chuyền.
Với những khách hàng ăn ít, lẩu buffet mang về cũng sẽ giúp họ tiết kiệm chi phí hơn, vì chỉ cần ăn bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, gọi đồ dựa trên đúng nhu cầu. Trong khi trước đây ăn buffet Kichi Kichi tại nhà hàng, dù ăn ít hay nhiều, khách vẫn phải trả một khoản cố định khoảng gần 300.000 đồng/người.
Hiện tại, Kichi Kichi đang áp dụng 2 hình thức giao hàng là giao tận nhà, hoặc khách đặt trước rồi qua cửa hàng lấy mang về.
Ngoài Kichi Kichi, các chuỗi lẩu buffet khác của Golden Gate như Manwah, Ashima, Hutong cũng đang áp dụng hình thức bán theo từng phần đồ ăn. Đặc biệt, hệ thống này còn cho khách hàng thuê luôn bộ dụng cụ ăn lẩu (gồm đủ từ nồi, bếp từ, bát, đũa) với giá 50.000 đồng/bộ.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, các cửa hàng kinh doanh chuyển đổi mô hình từ truyền thống sang bán online chưa đủ, mà các cửa hàng nên tự xây dựng và quản lý một kênh bán độc lập do mình làm chủ.
Nhờ đó, cửa hàng có thể duy trì mô hình bán online lâu dài, hợp tác song song với nhiều kênh bán và kênh giao hàng một lúc, tránh phụ thuộc vào đối tác hợp tác độc quyền, đồng thời đảm bảo giữ được data khách hàng.
Một giải pháp quản lý bán hàng nên dễ dùng, chi phí rẻ, giải quyết đồng bộ bài toán từ kinh doanh (tư vấn, chốt , đặt hàng, giao hàng online) đến vận hành (quản lý kho, thống kê đơn hàng, lãi lỗ,...).
Giải pháp BizFly Quản lý bán hàng của VCCORP có thể giải quyết được tất cả các vấn đề trên. Giải pháp dành riêng cho khối bán lẻ, giúp bất kỳ doanh nghiệp, cửa hàng chuỗi, chủ shop truyền thống nào cũng có thể tự triển khai một kênh bán thông qua:
1. Chatbot ảo thay thế nhân viên thực, trực chiến 24/7 giúp tư vấn và chốt đơn hàng tự động
2. Kết nối sẵn với các đơn vị giao hàng, order giao nhanh trong tíc tắc
3. Gửi code giảm giá, flash sale tự động kích thích khách cũ mua thêm
4. Thống kê hàng tồn, hàng bán chạy,...
5. Quản lý hệ thống danh mục sản phẩm, nhập kho/ tồn kho/ xuất kho
BIZFLY QUẢN LÝ NHÀ HÀNG ONLINE - TĂNG TRƯỞNG GẤP HAI - SAY BYE COVID
Đăng ký dùng thử tại đây