Đón 'Siêu Trăng máu' tuyệt đẹp trên bầu trời Việt Nam và châu Á

Thu Hằng/Báo Tin tức |

Ngay sau khi Mặt trời lặn vào ngày 26/5, một "siêu trăng máu" sẽ treo lơ lửng trên bầu trời phía đông-đông nam TP.HCM. Lúc này, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần sẽ kết hợp tạo ra một cảnh tượng thiên văn hiếm có.

"Siêu trăng máu" kết hợp với nguyệt thực toàn phần trong ngày rằm tháng Tư âm lịch tới đây sẽ tạo nên một cảnh tượng kỳ vĩ tuyệt đẹp mà người dân nước ta cũng như các nước châu Á được thoả thuê ngắm nhìn.

Đón Siêu Trăng máu tuyệt đẹp trên bầu trời Việt Nam và châu Á - Ảnh 1.

Một siêu trăng máu chuyển sang màu đỏ cam (bên phải). Màu mờ dần khi nguyệt thực một phần xảy ra (giữa), sau đó là nguyệt thực nửa tối, khi Mặt trăng xuất hiện với màu xám mờ (bên trái). Ảnh: Getty Images.

Siêu trăng xảy ra khi trăng tròn tại điểm mà quỹ đạo của Mặt trăng đưa nó đến gần Trái đất nhất. Và "Trăng máu" xuất hiện khi nó di chuyển qua bóng của Trái đất, che khuất ánh sáng từ Mặt trời.

Một sự kết hợp của những sự kiện như vậy sẽ xảy ra vào ngày 26/5, với nguyệt thực toàn phần, sau đó là nguyệt thực một phần, Mặt trăng xuất hiện trong màu đỏ, rồi mờ dần thành màu xám.

Ngay sau khi Mặt trời lặn vào ngày 26/5 (rằm tháng Tư âm lịch), một "siêu trăng máu" sẽ treo lơ lửng trên bầu trời phía đông-đông nam TP.HCM. Lúc này, siêu trăng và nguyệt thực toàn phần sẽ kết hợp tạo ra một hình ảnh thiên thể hiếm có.

Đây là hiện tượng nguyệt thực toàn phần đầu tiên ở châu Á trong gần 3 năm – một cảnh tượng ngắn ngủi nhưng được dự báo sẽ đầy ấn tượng. Cảnh tượng này chỉ được quan sát trong 15 phút từ xung quanh Vành đai Thái Bình Dương, trên toàn bộ phần đêm của Trái đất.

Lúc này những người yêu thích thiên văn và bầu trời đang hy vọng trời đêm rằm tháng Tư sẽ quang đãng để họ có thể ngắm nhìn Mặt trăng chuyển sang màu đỏ cam.

Đón Siêu Trăng máu tuyệt đẹp trên bầu trời Việt Nam và châu Á - Ảnh 2.

Các giai đoạn của nguyệt thực toàn phần quan sát tại Hong Kong năm 2011. Ảnh: AFP

Điều gì gây ra "Siêu Trăng máu"?

Mặt trăng quay quanh Trái đất theo quỹ đạo hình elip 27 ngày một lần, vì vậy hàng tháng có một điểm khi nó ở xa Trái đất nhất và một điểm khác khi nó ở gần nhất. Sự di chuyển lại gần và ra xa này gây ra hiện tượng thủy triều trên các đại dương. Khi trăng rằm xảy ra ở điểm gần Trái đất nhất, thì đó được gọi là Siêu Trăng.

Siêu trăng đã xảy ra vài lần trong năm nay, nhưng lần “Mặt trăng Hoa” lần này sẽ là gần nhất trong năm. “Chị Hằng” sẽ ở vị trí cách Trái đất 357.311km chỉ 9 giờ trước khi diễn ra “Trăng máu”, hay nguyệt thực toàn phần.

Kết quả là trăng rằm tháng Tư năm nay sẽ lớn hơn trăng rằm trung bình khoảng 8%. Thông thường điều đó có nghĩa là trăng sáng hơn, nhưng không phải trong tháng này. Tuy vậy, những người quan tâm đang mong đợi ngắm nhìn “thuỷ triều vua” ở cảng Victoria, Hong Kong.

Đón Siêu Trăng máu tuyệt đẹp trên bầu trời Việt Nam và châu Á - Ảnh 3.

Nguyệt thực trăng máu, dài nhất thế kỷ 21, được quan sát trên bầu trời Hong Kong vào ngày 27/7/2018. Ảnh: Getty Images.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi nào?

“Trăng máu” là kết quả của trăng rằm di chuyển qua bóng của Trái đất. Hiện tượng này có thể xảy ra khi Trái đất ở giữa Mặt trời và Mặt trăng, nhưng không thường xuyên bởi quỹ đạo của Mặt trăng quanh Trái đất là lệch tâm, vì vậy nó thường di chuyển bên dưới hoặc trên bóng của Trái đất. Nếu không phải như vậy thì tháng nào cũng sẽ có nguyệt thực toàn phần. Lần cuối cùng nguyệt thực một phần ở Hong Kong là vào ngày 17/7/2019.

Đón Siêu Trăng máu tuyệt đẹp trên bầu trời Việt Nam và châu Á - Ảnh 4.

Minh hoạ hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng nằm hoàn toàn trong bóng của Trái đất.

Tại sao “Siêu Trăng máu” lại chuyển sang màu đỏ?

Ánh sáng duy nhất bạn sẽ thấy ở Mặt trăng khi nó mọc ở Hong Kong sẽ được lọc bởi bầu khí quyển của Trái đất trước tiên. Mặt trời trông có màu đỏ cam khi hoàng hôn và bình minh vì ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất. Do đó, nó di chuyển qua bầu khí quyển của Trái đất dễ dàng hơn, va chạm với ít phân tử hơn trong không khí khi nó đi qua (trong khi đó, màu xanh lam có bước sóng ngắn nhất, do đó chạm vào nhiều chướng ngại vật và tán xạ, đó là lý do tại sao bầu trời có màu xanh lam).

Điều tương tự cũng xảy ra trong nguyệt thực toàn phần. Do Trái đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng, nên ánh sáng có thể đến được Mặt trăng trước tiên phải truyền qua bầu khí quyển của Trái đất.

Đón Siêu Trăng máu tuyệt đẹp trên bầu trời Việt Nam và châu Á - Ảnh 5.

Người dân chụp ảnh nguyệt thực từ Đại lộ Ngôi sao ở Hong Kong vào tháng 10/2014. Ảnh: AFP.

Có thể ngắm “Siêu trăng máu” lúc nào?

Vành đai Thái Bình Dương - bao gồm Đông và Đông Nam Á, Australia, New Zealand, các quốc đảo ở Thái Bình Dương và bờ biển phía Tây của Mỹ - sẽ có thể xem nguyệt thực toàn phần vào 26/5. Người dân ở miền đông Australia, New Zealand và Hawaii được cho là có tầm nhìn tốt nhất với "Mặt trăng máu".

Theo trang timeanddate, tại Thành phố Hồ Chí Minh, trăng mọc lúc 18h07 ngày 26/5, nhưng ở vị trí thấp và giai đoạn nguyệt thực toàn phần sẽ khiến Mặt trăng quá mờ, khó có thể theo dõi cho đến khi trăng lên cao hơn trên bầu trời và nguyệt thực toàn phần kết thúc./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại