Kho vàng ẩn nấp
Vào những năm 80 của thế kỷ 20, có một ông già nghèo họ Lưu ở Sơn Tây (Trung Quốc). Ông thường kiếm sống bằng cách kiếm củi trên núi.
Vào một ngày, như thường lệ, ông lên núi với chiếc rìu của mình. Vì muốn kiếm nhiều củi hơn, nên hôm đó tiều phu này đã đi sâu hơn, nhưng không ngờ lại bị lạc. Không biết đã loanh quanh đi được bao lâu, bỗng nhiên ông thấy một hang động. Dù hoang mang và có chút sợ hãi, nhưng tiều phu này vẫn quyết định khám phá nó.
Càng vào sâu hơn, cảnh tượng trước mắt khiến ông không thể tin vào mắt mình. Trong hang có vàng, rất nhiều vàng, cả một kho lấp lánh trước mắt ông. Ông vui mừng nghĩ rằng gia đình mình sẽ không phải lo chuyện ăn uống trong tương lai nữa rồi.
Ông Lưu nhặt 1,2 mảnh trên đất và giấu chúng mang về nhà, đồng thời cũng không quên đánh dấu lại lối đi đến hang động này.
Trở về nhà, ông vội đóng cửa và khoe với vợ và các con, thế nhưng chẳng ai tin ông cả. Chỉ đến khi ông lôi thỏi vàng ra, họ mới sốc và vui mừng. Tuy nhiên, vì chưa bao giờ nhìn thấy vàng nên cả gia đình tiều phu cũng chưa chắc chắn.
Họ quyết định đến cửa hàng địa phương vào sáng hôm sau để kiểm định và kết quả đúng là vàng thật.
Mặc dù thỏi vàng đó, đủ để gia đình ông sống một thời gian dài tuy nhiên tâm lý con người khi có rồi, lại muốn có nhiều hơn nữa. Cả gia đình ông Lưu đã quyết định lên kế hoạch và chở tất cả số vàng có trong hang về nhà.
Tai họa ập tới
Đắn đo suy nghĩ mãi, tiều phu họ Lưu quyết định mang một ít ra vàng ngân hàng để đổi lấy tiền mặt. Trước nay ngân hàng không thể quy đổi vàng ra tiền trực tiếp, vậy nên các nhân viên ngay lập tức nảy sinh nghi ngờ.
Họ đã giao dịch với rất nhiều loại vàng nên liền nhận ra đây hoàn toàn không phải các loại vàng đang lưu hành trên thị trường. Nhân viên hỏi thêm vài câu nhưng ông không trả lời được nên đã nghĩ rằng ông đánh cắp số vàng này. Họ liền gọi cảnh sát báo cáo.
Ông Lưu thấy ngân hàng không đổi tiền, nên cũng muốn nhanh chóng rời đi. Tuy nhiên cảnh sát đã tới và bắt ông về đồn.
Người tiều phu bắt đầu sợ hãi: “Đồng chí cảnh sát, sao lại bắt tôi? Tôi chỉ là nông dân, tôi không làm bất cứ điều gì bất hợp pháp, cho tôi về nhà được không? Các con tôi vẫn đang chờ tôi”.
Lúc này cảnh sát cho biết, họ đã nhận được cuộc gọi từ ngân hàng, báo ông Lưu đang sở hữu nguồn vàng không xác định rõ nguồn gốc.
Bấy giờ ông Lưu đã quá lo sợ, ông kể lại toàn bộ câu chuyện tìm được vàng của mình. Cảnh sát cũng vô cùng ngạc nhiên vì không nghĩ lại có vàng trong hang động. Mặc dù nghi ngờ đã được xóa bỏ, nhưng họ vẫn cảnh cáo người tiều phu rằng đó là tài sản chung của đất nước, nếu tìm thấy thì buộc phải báo cáo về cơ quan chức năng chứ không phải giữ làm của riêng.
Nguồn gốc của kho vàng
Ngay sau đó, cảnh sát đã báo cáo vụ việc tới các chuyên gia của Cục Di tích Văn hóa. Họ đã tới hang động kiểm tra nhưng không phát hiện vết tích nào nên đã mang số vàng mà ông Lưu lấy về nghiên cứu.
Các chuyên gia tìm thấy một số ký tự cổ ở phía dưới những thỏi vàng, dịch ra có nghĩa là: “Trương Đồng Thu, anh hùng của nước Ngụy ở Vương quốc Chu”
Đây là một quan chức của nhà Đường. Ban đầu ông là cấp dưới của An Lộc Sơn, người đã cướp bóc một lượng lớn vàng, bạc và đồ trang sức, sau đó tham gia vào cuộc nổi dậy An Thạch. Các chuyên gia suy đoán, trong chiến tranh hỗn loạn, ông không thể mang theo vàng bên mình nên đã giấu chúng trong hang động này. Nhưng chưa kịp quay lại lấy thì đã chết trong cuộc chiến.
Ngoại trừ Trương Đồng Thu, không ai biết về kho vàng này, nên ông Lưu mới vô tình tìm được. Sau đó, cơ quan cảnh sát và các chuyên gia đã tịch thu toàn bộ số vàng của ông Lưu.
Việc bảo vệ các di tích văn hóa là trách nhiệm của tất cả mọi người. Chúng ta nên bảo vệ tốt các di tích văn hóa, để các thế hệ tương lai cũng có cơ hội nhìn thấy trí tuệ của người xưa.