"Dơi tiến vua" bí ẩn ở Việt Nam: Có duyên kỳ ngộ mới gặp, thịt thơm ngon lạ lùng

Tất Đạt |

Thịt dơi ngựa khác hẳn các loài dơi bình thường khác bởi chúng chỉ ăn hoa quả. Theo truyền thuyết, đây là sản vật đặc biệt để dâng lên vua.

Đặc sản hiếm có của Hà Nội

Dơi ngựa là một trong những ‘dị phẩm’ tiến vua nổi tiếng nhất Hà Nội. Loài vật này trú ngụ tại khu hang động ở Sài Sơn, từ xưa tới nay rất hiếm khi xuất hiện. Loài dơi này quý đến mức, du khách phải cực kì may mắn mới có thể được thưởng thức món ăn đặc biệt này. Dù có giá bán thông thường ở mức cao là 2-3 triệu/kg, nhưng nhiều khi trả cả chục triệu cũng không mua được vì dơi ngựa quá hiếm.

Về mặt tâm linh, dơi ngựa ở hang động Sài Sơn được coi là có thể sinh ra phúc lộc cho con người. Các nguồn tin cho biết, trong "Đại Nam nhất thống chí", dơi ngựa đứng dầu trong 4 thứ "dị phẩm" tiến vua của người Sơn Tây, 3 loại sản vật quý hiếm khác là cua kềnh Khánh Điệp, cá chép Cấn Xá, rau muống Linh Chiểu.

Các thợ săn chuyên nghiệp cho biết, muốn tìm dơi ngựa nên đi vào mùa rét, từ tháng 9 đến tháng Chạp âm lịch, khi có gió mùa đông bắc tràn về. Lí giải điều này, người dân quanh vùng cho biết vào các mùa khác, dơi bận sinh sản, nuôi con, gầy, không béo, thịt không thơm ngon, mỡ màng.

Dơi tiến vua bí ẩn ở Việt Nam: Có duyên kỳ ngộ mới gặp nổi, thịt thơm ngon lạ lùng - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Địa điểm săn dơi ngựa là hang Thần (hang Cắc Cớ). Tuy nhiên, không phải dơi nào trong hang cũng là dơi ngựa, mà đa số chúng là dơi muỗi, dơi đay. Trong số cả nghìn con dơi, may ra mới có 1 con dơi ngựa. Hang Cắc Cớ lại sâu hun hút, lúc nào cũng đen như mực, nên thợ săn phải rất vất vả tìm kiếm, chờ đợi, chưa kể còn phải rất nhanh tay.

Theo mô tả, dơi ngựa Sài Sơn rất to, có con to như một con chim ngói, béo múp, nặng hơn 0,2kg. Chúng có bộ lông xám nhạt, mượt, mặt giống hệt mặt ngựa, tai to, mắt to, thân dài, đặc biệt những con dơi ngựa đực có bộ phận sinh dục to, lủng lẳng giống như của ngựa.

Bắt dơi ngựa khó và kì công là vậy, nhưng phần thưởng lại rất xứng đáng: thịt dơi béo núc, mập mạp, ăn miếng nào là tan vào miệng miếng ấy. Để sơ chế loài dơi này, cần dùng dao rạch lưng dơi, lột da, nướng đến thi nào thịt dơi tiết mỡ rồi mới mổ lọc bỏ mật, phân trắng.

Điều đặc biệt khi chế biến dơi ngựa là không cần dùng nhiều gia vị. Thịt dơi vốn vừa ngọt, vừa thơm, vậy nên đầu bếp tránh dùng gia vị khiến thịt bị át mất hương vị. Nguyên nhân thịt dơi ngựa ngon ngọt hơn dơi khác chưa được giải thích khoa học. Tuy nhiên, nhiều người đoán rằng dơi ngựa chuyên ăn những hoa quả chín trên cây nên da thịt đậm đà hơn, trong khi những loài dơi tầm thường khác chỉ ăn côn trùng nên thịt không ngon bằng. Đông y cho rằng thịt dơi ngựa có thể giải độc, lợi tiểu, chữa bệnh hen suyễn cho trẻ em, giúp người già trường thọ.

Dơi ngựa tại các nước

Họ hàng của dơi ngựa Sài Sơn cũng phân bố ở nhiều khu vực khác trên thế giới. Dù vậy, chúng ít khi được người dân sử dụng làm thực phẩm. Trên thực tế, dơi ngựa thường bị coi là loài gây hại do những thiệt hại mà chúng gây ra cho cây ăn trái. Chúng thường tấn công cây hạnh nhân, ổi và xoài ở Maldives; vải thiều ở Mauritius; cau ở Ấn Độ; và trái cây khác ở Úc.

Để ngăn ngừa dơi ngựa tấn công các vườn cây ăn trái, nông dân thế giới có thể lựa chọn phương án tiêu hủy loài dơi này. Vào những năm 1800, chính phủ Úc đã trả tiền thưởng cho nông dân để tiêu diệt dơi ngựa, nhưng hiện tại hoạt động này đã dừng từ lâu. Các giải pháp thay thế để tiêu diệt bao gồm đặt các hàng rào giữa dơi và cây ăn quả, giăng lưới, hoặc thu hoạch trái cây kịp thời để tránh thu hút dơi ngựa.

Lưới là cách hiệu quả nhất để bảo vệ mùa màng. Các phương pháp khác để chặn dơi ngựa có thể là dùng súng hù dọa, dùng hóa chất hoặc đèn chiếu sáng ban đêm. Ngoài ra, trồng cây anh đào Singapore và các loại cây ăn quả khác bên cạnh vườn cây chính có thể có hiệu quả, vì dơi ngựa dễ bị thu hút bởi các trái cây ưa thích hơn là các loại cây ăn quả khác.

Dơi tiến vua bí ẩn ở Việt Nam: Có duyên kỳ ngộ mới gặp nổi, thịt thơm ngon lạ lùng - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Hang ổ của dơi ngựa có thể gây phiền toái đối với con người. Tại Vịnh Batemans, Úc, người dân địa phương cho biết họ bị quấy rầy bởi tiếng kêu của dơi ngựa vào buổi sáng đến nỗi họ bị mất ngủ. Dơi ngựa cũng có thể bay vào đường dây điện và gây mất điện.

Cáo bay cũng có thể lây truyền một số bệnh không gây chết người, chẳng hạn như vi rút Menangle và vi rút Vịnh Nelson. Những loại virus này hiếm khi ảnh hưởng đến con người và một số trường hợp đã được báo cáo. Trong khi các loài dơi khác đã bị nghi ngờ hoặc có liên quan đến ổ chứa các bệnh như SARS và Ebola, cáo bay không bị nghi ngờ là vật chủ của cả hai loại vi rút gây bệnh.

Dơi ngựa cũng có thể lây truyền một số bệnh không gây chết người, chẳng hạn như virus Menangle. Những loại virus này hiếm khi ảnh hưởng đến con người và chỉ có một số ít trường hợp được ghi nhận. Dơi ngựa cũng không phải là vật chủ của những bệnh nguy hiểm như SARS và Ebola.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại