Đôi tay chai sần của những người cầm bánh lái, chở "hạnh phúc" qua sông ở ngoại thành Hà Nội

Xuân Phương |

Việc cầm bánh lái hơn 10 tiếng mỗi ngày khiến những vết chai ngày một dày thêm. Nhưng chỉ cần được nhìn thấy người cha cầm trên tay chiếc kẹo bông sau ngày làm việc, những người lái đò cùng cảm thấy ấm lòng.

Đôi tay chai sần của những người cầm bánh lái, chở hạnh phúc qua sông ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 1.

Mặc dù Hà Nội đã có 7 cây cầu nối 2 bờ sông Hồng nhưng ở hầu hết tập trung ở khu vực nội thành. Còn ở các huyện ngoại thành như Phú Xuyên, Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Trì.. người dân vẫn đi lại qua những bến đò. Và nơi đây có những người đàn ông tóc đã hoa râm, da sạm đen vì nắng gió, bàn tay chai sần vì cầm bánh lái hơn 10 tiếng mỗi ngày.

Đôi tay chai sần của những người cầm bánh lái, chở hạnh phúc qua sông ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 2.

Tại bến đò Đại Gia (Phú Xuyên), anh Nguyễn Thu (50 tuổi) là người đã gắn với chiếc vô lăng lái phà 5 năm nay, mỗi ngày đưa đón hàng trăm lượt khách giữa Hưng Yên và Hà Nội.

Đôi tay chai sần của những người cầm bánh lái, chở hạnh phúc qua sông ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 3.

Một ngày làm việc của anh bắt đầu từ rạng sáng đến tối muộn. Anh Thu chia sẻ điều khó khăn nhất của người lái phà là phải ngồi nhiều, mỗi ngày hơn 10 tiếng liên tục. Cần lái cũng nặng nên mỗi lần điều hướng phà là như một lần nâng tạ. Ngoài ra, nghề này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Những ngày mưa to gió lớn, để đảm bảo an toàn, phà phải ngừng hoạt động.

Đôi tay chai sần của những người cầm bánh lái, chở hạnh phúc qua sông ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 4.

Trung bình, anh Thu lái khoảng 20-30 chuyến phà mỗi ngày. Những ngày cao điểm, khách qua lại tấp nập, người lái phà làm việc không ngơi tay. Đôi bàn tay của anh Thu đã chai đi nhiều sau thời gian dài cầm bánh lái.

Đôi tay chai sần của những người cầm bánh lái, chở hạnh phúc qua sông ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 5.

Tuy vất vả nhưng với người lái phà ở bến Đại Gia, niềm hạnh phúc của anh là được nhìn thấy bà con sau ngày làm việc về với gia đình, nhìn thấy những người bố cầm trên tay chiếc kẹo bông, những người phụ nữ ôm bó hoa hay bà già cầm trên tay chiếc oản sau buổi lễ chùa.

Đôi tay chai sần của những người cầm bánh lái, chở hạnh phúc qua sông ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 6.

Cách bến đò Đại Gia không xa là bến đò Đông Ninh. Tại đây, 4 chiếc phà thay nhau đưa hàng nghìn hành khách vượt sông Hồng mỗi ngày. Phà hoạt động từ rạng sáng đến 21h nhưng luôn có người trực 24/24 để có thể kịp thời đưa khách sang sông trong trường hợp khẩn cấp.

Đôi tay chai sần của những người cầm bánh lái, chở hạnh phúc qua sông ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 7.

Vốn là người con của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, anh Nguyễn Văn Giảng gắn bó với sông nước từ thuở lọt lòng. Sau nhiều năm lái phà tại Vĩnh Long, anh chuyển ra Hưng Yên sinh sống và tiếp tục gắn bó với nghiệp cầm vô lăng được 8 năm.

Đôi tay chai sần của những người cầm bánh lái, chở hạnh phúc qua sông ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 8.

Anh Giảng cho biết người lái đò cần phải qua đào tạo và cấp phép vì nắm giữ sinh mạng của hàng chục người. Người lái đò phải căn chuẩn hướng gió, sóng để đò đi an toàn, rút ngắn thời gian và giảm chi phí nhiên liệu.

Đôi tay chai sần của những người cầm bánh lái, chở hạnh phúc qua sông ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 9.

Công việc này khá vất vả, tiếp xúc tiếng ồn của động cơ cả ngày. Những ngày trực anh còn ngủ tại phà, có hôm phải đưa khách sang sông giữa khuya. Nhưng bù lại, anh cũng tìm thấy nhiều niềm vui khi giúp đỡ được nhiều người sang sông thuận tiện.

Đôi tay chai sần của những người cầm bánh lái, chở hạnh phúc qua sông ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 10.

Bên cạnh anh Thu, anh Giảng, vẫn có hàng chục người lái đò nữa mỗi ngày cần mẫn cầm bánh lái đưa khách sang sông. Họ luôn phải tập trung để xuất bến mà không bỏ sót ai, không va chạm với phương tiện nào và mỗi chuyến đò lại có thể chở thêm một niềm hạnh phúc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại