Ước mơ của phụ nữ, ngàn đời nay vẫn là trở nên thật xinh đẹp quyến rũ, và nhu cầu làm đẹp của họ là chính đáng.
Người xinh đẹp sẵn thì dùng các biện pháp, dùng các mỹ phẩm để níu giữ sắc đẹp, thậm chí là cả công nghệ thẩm mỹ. Người không may mắn có ngoại hình trời phú thì bỏ tiền "mua sắc đẹp" bằng cách phẫu thuật thẩm mỹ.
Wongtawan Lin là một cô gái không được may mắn như vậy.
Ở độ tuổi 23, xuất thân từ một gia đình chỉ có thu nhập vào khoảng 5000 Bath/tháng (khoảng hơn 3 triệu VNĐ), ước mơ có được khuôn mặt của xinh đẹp, để có thể tự tin rạng rỡ trước mọi người và cả ống kính, rời bỏ quá khứ bị chê bai dè bỉu vì ngoại hình xấu xí quá xa vời với Lin.
Cô gái cũng đã từng cố gắng đi xin việc để kiếm tiền giúp đỡ mẹ, thế nhưng chẳng ai nhận cô, đơn giản vì Lin xấu.
Lin được chọn là người phẫu thuật thẩm mỹ trong chương trình truyền hình thực tế Let Me In.
Tuy nhiên, mọi chuyện đổi khác khi cô may mắn được chương trình Let Me In phiên bản Thái Lan, một chương trình truyền hình thực tế trước đây của Hàn Quốc chọn lựa để thay đổi diện mạo. Giờ đây, xinh đẹp hơn rất nhiều, Lin cũng chẳng còn tự ti nữa.
Từ cô gái xấu xí, giờ đây Lin đã là người của công chúng, câu chuyện vịt hoá thiên nga của cô cũng đã trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi từ các văn phòng đến các quán ăn rồi cả từng góc chợ.
Hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cô gái đã tới xếp hàng tham gia chương trình để được như Lin, trong đó có cả những cô gái ngoại quốc. Rõ ràng, phẫu thuật thẩm mỹ giờ đây chẳng còn là chuyện gì quá xa lạ nữa rồi.
Lin đã "vịt hoá thiên nga".
Chẳng còn nhận ra cô gái quê mùa xấu xí ngày nào.
Đến với Hàn Quốc, nơi được người ta gọi là "kinh đô thẩm mỹ", nhất là quận Gangnam nổi tiếng của thủ đô Seoul.
Tại nơi này, trung tâm thẩm mỹ ở khắp mọi nơi, cung cấp đủ các dịch vụ từ nhỏ nhất cho tới các gói đại tu nhan sắc, tức đập đi xây lại cả phần nhìn của một cô gái.
Đi ra đường thôi, chẳng khó để gặp được các mỹ nữ thong dong dạo phố, thời trang đẳng cấp, tóc tai điệu đà, khuôn mặt xinh đẹp, chỉ có điều, nhìn họ đều trông chẳng khác gì nhau, ngỡ như người ta đang lạc vào khuôn viên một gia đình tài phiệt và các cô gái kia là những thành viên trong gia đình.
Năm 2011, thế giới phải bật cười khi nhìn thấy danh sách ứng viên thi Hoa hậu Hàn Quốc, bởi từ trên xuống dưới họ đều qúa giống nhau.
Cũng cái mũi thẳng dọc dừa ấy, đôi mắt to tròn hai mí ấy, khuôn miệng ấy, cái cằm ấy, khác nhau chắc chỉ là kiểu tóc mà thôi. Hoặc bây giờ, thử nhìn vào các nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc, nếu không phải người hâm mộ của họ, đố ai phân biệt được các cô ấy với nhau.
Các thí sinh Hoa hậu Hàn Quốc gây cười vì trông ai cũng như nhau.
Mà không chỉ Hàn Quốc, cái nhu cầu được sử dụng công nghệ để làm đẹp bản thân đã lan rộng khắp thế giới từ lâu. Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Venezuela, Brazil..., đều có ngành thẩm mỹ vô cùng phát triển.
Con người bây giờ không ít người theo chủ nghĩa thực dụng, chỉ quan tâm đến vẻ bên ngoài mà không còn để ý đến vẻ đẹp bên trong. Thời đại này, tôi đẹp tôi có quyền, tôi không đẹp mà tôi có tiền thì kiểu gì tôi cũng sẽ đẹp và sẽ có quyền.
Nhưng mà, vốn vẻ đẹp nhân tạo này là sản phẩm của con người, là một món hàng được trao đổi bằng tiền. Mà đã là hàng hoá thì sẽ có hạn sử dụng. Những thứ được bơm, được độn vào cơ thể kia chẳng thể trường tồn mãi mãi được.
Hàng xịn còn chẳng ăn ai nữa là "hàng mã". Sau một thời gian chúng đều sẽ không còn đẹp được như lúc mới làm, vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Thậm chí đôi khi chúng còn hành hạ người sử dụng bằng bao sự đau đớn khổ sở và tuyệt vọng.
Đó là câu chuyện của Athitiya Eiamyai, hay còn được gọi là Kratae, một phụ nữ 32 tuổi người Thái Lan đã chết ngay trên bàn mổ phẫu thuật thẩm mỹ vì biến chứng.
Cô này trước đây làm người mẫu quảng cáo, từ điện thoại di động cho đến xe hơi, kiếm được tới 100 USD/ngày (khoảng hơn 2 triệu VNĐ).
Vì đặc thù công việc, lúc nào Kratae cũng phải xinh đẹp rạng rỡ, thế nhưng tuổi tác chẳng cho phép cô được như vậy.
Cô gái Kratae, 32 tuổi, chết trong khi đang phẫu thuật thẩm mỹ.
Kratae quyết định sẽ dùng số tiền mình tích cóp được để chiến đấu chống lại sự lão hoá, trở nên đẹp hơn. Cô đi gọt cằm, sửa mũi, bơm ngực và làm trắng da.
Làm nhiều như thế nhưng Kratae chẳng thể hài lòng, cô vẫn muốn thêm, cô bị ám ảnh bởi làn da trắng ngần và khuôn mặt xinh đẹp rạng rỡ, cơ thể hoàn mỹ.
Vậy nên cô tiếp tục đi tìm biện pháp dao kéo để thoả mãn bản thân, thế rồi, điều tệ nhất đã xảy đến. Câu chuyện của cô lần này trở thành tấm gương cảnh tỉnh cho những cô gái liều lĩnh thích đi thẩm mỹ.
Và trên thế giới, chẳng thiếu những trường hợp như Kratae.
Hậu quả của việc bơm môi quá đà.
Phẫu thuật thẩm mỹ cũng có thể gây nghiện, và hậu quả phải gánh chịu về sau là rất nặng nề.
Gương mặt biến dạng đến ghê người của cựu người mẫu Amanda Lepore.
Apryl Brown, người đã phải trải qua 27 cuộc phẫu thuật, phải cắt đi tứ chi vì nhiễm trùng sau khi tự bơm silicon vào mông ở nhà.
Thiên nga hoá yêu ma như nhà thiết kế đại tài Donatella Versace.
Vishal Thakkar, sống tại thành phố Orlando, Mỹ vĩnh viễn mất đi chiếc mũi của mình sau một lần phẫu thuật thẩm mỹ hỏng.
Vốn là một đoá hồng trong làng người mẫu Hàn Quốc, thế nhưng giờ đây chẳng ai còn nhận ra đây là Hang Mioku nổi tiếng ngày nào. Sau khi bị bác sỹ cấm bơm độn bất cứ thứ gì, Mioku đã tìm đến dầu ăn và silicone mua từ chợ đen để thoả mãn cơn nghiện thẩm mỹ.
Mẹ của nam tài tử Sylvester Stallone chẳng còn sắc đẹp tự nhiên.
Ca sĩ của nhóm nhạc Rock Dead or Alive của ngày hiện tại sau hàng loạt những cuộc phẫu thuật nhằm níu giữ và trùng tu sắc đẹp.