Mới đây, nhiếp ảnh gia người Mỹ Angelina d’Auguste đã thực hiện một bộ ảnh đặc biệt về những người mắc bệnh bệnh tạng với hy vọng xã hội sẽ bớt kỳ thị đối với họ.
Trong bộ ảnh của mình, nhiếp ảnh gia Angelina d’Auguste đã đặc tả chân dung của những người bệnh tạng theo hướng tích cực.
Mục đích ban đầu của Angelina khi chụp bộ ảnh này là muốn tìm hiểu thêm về căn bệnh đột biến gen hiếm gặp này. Nhưng sau đó, cô muốn sử dụng bộ ảnh để tuyên truyền giúp mọi người bớt ác cảm với những bệnh nhân bạch tạng.
Bệnh bệnh tạng xảy ra ở 1/20.000 ca sinh ở Mỹ và có thể xuất hiện ở tất cả các chủng tộc.
Những bệnh nhân bạch tạng trong bộ ảnh này ở nhiều độ tuổi khác nhau và một người là họ hàng của nhau.
Nhân vật chính trong các bức ảnh đều mặc trang phục màu sáng nhẹ trên bố cục tươi sáng để tạo hiệu ứng tích cực.
Bệnh bạch tạng có thể xảy ra ở tất cả các tộc người.
Trong những bức ảnh như thế này, người bạch tạng trông như người bình thường.
Những người mắc bệnh bạch tạng thường có thị lực kém, khiến họ không thể tự lái xe.
Người bạch tạng thường là nạn nhân bị trêu chọc khi nhỏ, nhưng họ ít bị phân biệt đối xử hơn khi lớn lên.
Người phụ nữ này cho biết cô không còn nhận ra mình trong bức ảnh do Angelina chụp.
Người đàn ông không còn nghĩ mình bị bạch tạng khi nhìn bức ảnh này.