Đối phó xe giá rẻ ASEAN vào Việt Nam: Sẽ có kế hoạch chậm nhất ngày 1/5

Q.H |

Nhằm đảm bảo lợi ích cho cả nhà sản xuất, lắp ráp và kinh doanh trong nước lẫn người tiêu dùng, Chính phủ đã thành lập liên bộ ngành nhằm lấy ý kiến để ra kế hoạch ứng phó với hiện tượng xe nhập khẩu tăng mạnh trong quý I/2017.

Trả lời câu hỏi về chính sách của Chính phủ trước hiện trạng xe giá rẻ nước ngoài nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam có thể gây ra nhiều hệ lụy từ xã hội đến doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải thừa nhận con số 44,55 xe nhập khẩu nguyên chiếc tăng trong quý I/2017 so với cùng kỳ năm 2016 là "con số nói lên rất nhiều điều".

Đây thực tế là kết quả của việc thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giữa các nước ASEAN trong năm 2016 đã giảm từ mức 40% về 30%. Sắp tới, đến ngày 1/1/2018, thuế thậm chí còn giảm về mức 0%.

"Với người tiêu dùng, trong đó có chúng ta ở đây, chắc chắn sẽ vui mừng, nhưng ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước thì doanh nghiệp sẽ có những mối lo", Thứ trưởng Hải thừa nhận.

Để giải quyết vấn đề hòa hợp lợi ích này, Chính phủ đã có chỉ đạo cho Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Khoa họa công nghệ, một số cơ quan liên quan và cả các chuyên gia, thành lập tổ công tác liên bộ ngành. Tổ công tác này sẽ gặp gỡ các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trong ngành ô tô để lắng nghe nguyện vọng và thực trạng của các đơn vị này.

"Từ đây, tổ sẽ tính đến việc trong điều kiện cho phép, đảm bảo không vi phạm các quy định đã có hiệu lực của WTO, FTA, duy trì hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đang sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu trong ngành ô tô, với nguyên tắc hài hòa cả lợi ích của người tiêu dùng".

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, việc thành lập và hoạt động của tổ này đang được thực hiện rất khẩn trương và dự kiến trước 1/5 sẽ có đề xuất với Chính phủ các giải pháp nhằm tính toán đạt được cả 2 mục tiêu lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại