Đọc sách Tiếng Việt dạy con, phụ huynh hoang mang trước loạt từ khó giải nghĩa: Lồ ô, Nhá...

VÂN TRANG, |

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng dạy trẻ lớp 1 từ vùng miền là không hợp lý vì có thể gây khó hiểu, thậm chí hiểu nhầm về ngữ nghĩa.

Năm học mới 2020-2021 đã bắt đầu được vài tháng, và nhiều bậc cha mẹ có con học lớp 1 cho hay vẫn đang loay hoay dạy con đọc viết. Bởi trẻ Tiểu học thường rất hiếu động, hay học trước quên sau nên để dạy con thuộc được mặt chữ rất cần sự kiên nhẫn và chỉ bảo nhẹ nhàng của các bậc phụ huynh.

Bên cạnh đó, không ít cha mẹ cũng thắc mắc về kiến thức của sách Tiếng Việt năm nay khi một số trang xuất hiện nội dung không hợp lý hay dùng từ khó hiểu đến cả phụ huynh khi đọc cũng giật mình không lý giải được.

Mới đây, một người mẹ tâm sự: "Định dạy con một chút mà mở sách thấy đoạn này khó hiểu quá. Mình chỉ biết từ 'ăn, gặm, nhai' chứ không dùng từ 'nhá'. Dùng thế này không biết những mẹ khác có hiểu không nhỉ?".

Đọc sách Tiếng Việt dạy con, phụ huynh hoang mang trước loạt từ khó giải nghĩa: Lồ ô, Nhá... - Ảnh 1.

Đính kèm dòng tâm sự là trang sách Tiếng Việt dạy con của nữ phụ huynh. (Ảnh: Đặng Phương Dung)

Bên dưới bài viết, nhiều bậc phụ huynh cũng chia sẻ nỗi lòng và đưa ra những ý kiến trái chiều. Nhiều mẹ cũng chỉ ra sách con mình có những từ chưa từng nghe bao giờ như: "Cây lồ ô" (một loài tre quen thuộc ở Việt Nam, có xuất xứ từ Ấn Độ), "quạ la quà quà" (tiếng kêu của con quạ)...

Đọc sách Tiếng Việt dạy con, phụ huynh hoang mang trước loạt từ khó giải nghĩa: Lồ ô, Nhá... - Ảnh 2.

Từ "lồ ô" cũng gây rối não không kém. (Ảnh: Giang Coi)

Đa số cha mẹ cho rằng sách giáo khoa là kiến thức phổ thông, việc lồng ghép từ lạ, đặc biệt vào không sao, tuy nhiên nếu để cho học sinh lớp 1 học là không phù hợp. Vì đến cha mẹ còn chưa chắc hiểu, thì những đứa trẻ cũng khó lòng tiếp thu được.

Phụ huynh Lê Hiền tâm sự: "Bé mới học thì quan trọng từ phổ thông, 1 nghĩa, sau này lớn nó khắc biết nhiều nghĩa. Mình nghĩ mục đích lớp 1 cuối cùng là đọc thông viết thạo nên dùng từ đơn giản cho các bé dễ hiểu nhất".

Phụ huynh Hằng Hồ cho biết: "Mình phải dạy phân biệt mồm - miệng, bát - chén... biết ở nhà thì nói gì, ra đường tự cháu nói chuyện cho lịch sự. Đầu óc trẻ con bây giờ thông minh hơn cha mẹ ngày xưa, cứ thử cho con đọc thêm từ vựng cuộc sống phong phú hơn".

Phụ huynh Kim Liền bày tỏ ý kiến: "Tiếng Việt phong phú lắm, từ 'nhá' là hành động ngày xưa của các cụ hay nhần cơm cho con ăn - khác nghĩa hoàn toàn với 'gặm', 'nhai', 'ăn' nha. Cha mẹ nào dạy con nhớ lưu ý dịch nghĩa cho đúng nhé, miêu tả kỹ hơn cho con thì cũng giúp bé sáng tạo hơn nhiều".

Hiện những bài tập đọc trên vẫn thu hút rất nhiều sự chú ý của các bậc phụ huynh có con theo học Tiểu học.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại