Ngày 11/1 âm lịch hàng năm, tại làng Thụy Lôi (Đông Anh, Hà Nội) diễn ra lễ hội đền Sái với sự tham gia của đông đảo dân làng và du khách thập phương. Nét đặc sắc của lễ hội là sự xuất hiện của “vua” và “chúa”.
Lễ hội nhằm tưởng nhớ tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần giúp
"Ma gà" tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời nên đắp mãi chưa xong thành. Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa
Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.
Mỗi một năm người dân trong làng chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai "vua, chúa" và 4 vị quan tứ trụ triều đình.
Người đóng vai vua là cụ Nguyễn Phú Quý (71 tuổi) một trong những bô lão có uy tín trong làng, đạt các tiêu chuẩn đông con nhiều cháu nội ngoại, gia đình đầm ấm hạnh phúc, hoà thuận với làng xóm. Chuẩn bị cho nghi lễ chính thức, "vua" phải làm lễ tế tại đền Thượng trong 90 phút.
Người đóng vai 'chúa' là cụ Lê Quang Bản, đặc điểm của nhân vật này là hoá trang mặt đỏ đậm, sắc lạnh và nghiêm nghị, luôn cầm thanh kiếm trên tay.
Màn chém gà bằng kiếm gỗ với bát tiết giả thu hút đông đảo người xem ở sân sau đền Thượng
"Chúa" tế lễ ngay tại đền Sái, sau đó, "chúa" đi bộ về đền Thượng đón "vua" Những người được chọn làm vua, chúa trong năm phải là những vị không vướng tang gia, gia đình nề nếp, đầy đủ vợ chồng, con cái đề huề.
Không thể thiếu kiệu võng chở bốn vị quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ. Những người trên 60 tuổi được lựa chọn đóng vai này. Trước mỗi đoàn kiệu rước còn có đội quân tốt nhí là cháu chắt của các bô lão.
Để rước an toàn chiếc kiệu có người nặng hàng trăm kg phải cần đến sự giúp sức của hơn 12 thanh niên trai tráng khỏe mạnh, cứ mỗi khoảng 10 phút lại thay nhóm một lần
12h trưa, đoàn rước bắt đầu đi từ đền trở về đình. Đây chính là thời điểm được mong chờ với các nâng, xoay kiệu chúa .
Trước mỗi đoàn kiệu rước là cháu chắt của các bô lão phu trách cầm cờ v à khiêng lễ vật
Kiệu vua đi đến đâu thì vung tiền cho dân chúng
Vua và Chúa làm lễ trong đền Sái
Những vị bô lão tham gia đóng giả năm nay
Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân tham gia