Cụ thể, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 21.942 xe, bao gồm 10.705 xe du lịch; 9.562 xe thương mại và 1.675 xe chuyên dụng. So với tháng trước, doanh số xe du lịch giảm 36%; xe thương mại tăng 15% và xe chuyên dụng giảm 6%.
Đồng thời, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 16.453 xe, giảm 10% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 5.489 xe, giảm 35% so với tháng trước.
Biểu đồ doanh số ô tô 4 tháng đầu năm. (Nguồn: VAMA)
Tính đến hết tháng 4/2017, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 4/2017 tăng 1% so với cùng kì năm ngoái. Xe ô tô du lịch tăng 10%; xe thương mại giảm 8% và xe chuyên dụng giảm 18% so với cùng kì năm ngoái.
Cũng theo báo cáo từ VAMA, doanh số bán hàng cộng dồn 4 tháng đầu năm của xe lắp ráp trong nước giảm 5% trong khi xe nhập khẩu tăng 24% so với cùng kì năm ngoái.
Biểu đồ so sánh lượng xe lắp ráp và nhập khẩu theo từng tháng. (Nguồn: VAMA)
Điều này cho thấy, thị trường ô tô Việt Nam đã qua giai đoạn "nóng" của xe nhập khẩu từ ASEAN do thuế nhập khẩu từ khu vực này giảm 10% theo lộ trình. Đến nay, thị trường chính thức rơi vào thời kỳ suy giảm doanh số do nhiều người dùng chờ đợt đợi giảm giá sâu tiếp theo của thị trường vào đầu năm 2017.
Theo biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định 129 của Chính phủ, mức thuế suất nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước thành viên ATIGA (Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN) sẽ giảm xuống còn 30% kể từ ngày 1/1/2017 và sẽ tiếp tục giảm còn 0% kể từ ngày 1/1/2018.
Điều này gây nên tâm lý chờ đợi để mua ô tô giá rẻ từ đầu năm 2018 bởi ngay khi thuế nhập khẩu chỉ giảm 10% trong năm nay, doanh số bán ô tô nhập khẩu đã tăng đột biến. Ngoài ra, không chỉ các mẫu xe nhập giảm giá mà các mẫu xe lắp ráp cũng được nhà sản xuất đưa ra nhiều ưu đãi với khách hàng để cạnh tranh.