Doanh nhiệp Nhật làm gì khi đối phó dịch, phòng ngừa virus?

Thanh Xuân |

Dịch CoVid-19 là ‘tình huống thách thức khẩn cấp’ để đo lường một doanh nghiệp có thể làm gì để bảo vệ người lao động?

Dịch CoVid-19 gây tổn hại cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới, song tại Nhật Bản, bất chấp nguy cơ gia tăng thiệt hại kinh tế, các tập đoàn như Pasona Group, dược Euglena... vẫn cho phép tới 90% nhân sự làm việc tại nhà hoặc đi trễ để bảo vệ sức khỏe người lao động. 

Kose Corp hủy cả dịch vụ trang điểm phải tiếp xúc với khách hàng phòng lây nhiễm cho nhân viên; trong khi Nihon Kotsu, Seibu... yêu cầu họ phải luôn đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn.

An toàn lao động có thể nói là nét văn hóa đặc trưng của quốc gia này, cũng như là tiêu chí hàng đầu của các chủ doanh nghiệp. 

Trong Luật Lao động Nhật Bản, các quy định đảm bảo an toàn cho người làm công ăn lương được xếp vào top khắt khe nhất thế giới. Các ông chủ luôn quan niệm, công nhân viên có khỏe mạnh và an toàn thì mới làm ra được những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Riêng tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đang tích cực triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động. Công tác và hành động phòng ngừa dịch bệnh "kiểu Nhật" tại Công ty CP Dược Hậu Giang có thể xem là một trong những mô hình chuyên nghiệp đáng học hỏi ở thời điểm này.

Phòng dịch ngay từ cổng công ty

Làm công nhân sản xuất tại khu nhà máy, anh Trần Mạnh (32 tuổi) tỏ ra an tâm với quy trình kiểm soát dịch của doanh nghiệp. 

Trở lại làm việc sau Tết, anh và các đồng nghiệp đều phải khai báo lịch trình di chuyển trong những ngày nghỉ tết cũng như đo nhiệt độ cơ thể trước khi bước chân vào công ty. Hành động thiết thực này giúp anh cảm thấy yên tâm vì công ty đảm bảo không để những nhân viên nghi nhiễm CoVid-19 ra vào nhà máy, môi trường làm việc an toàn.

"Cá nhân tôi không bỡ ngỡ về việc này, thậm chí ủng hộ lớn. 30 Tết, Tổng Giám đốc Điều hành đã gửi thư chia sẻ, cảnh báo tình hình dịch bệnh, nhắc hạn chế đến chỗ đông người trong dịp lễ và thông báo trước về việc phải đeo khẩu trang đi làm để anh em nhân viên chúng tôi chuẩn bị sẵn", anh Mạnh cho biết thêm.

Doanh nhiệp Nhật làm gì khi đối phó dịch, phòng ngừa virus? - Ảnh 1.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng quán triệt tất cả cán bộ nhân viên phải giữ gìn vệ sinh chung, quy trình 6 bước "Đo thân nhiệt – Đeo khẩu trang – Rửa tay sát khuẩn – Nhỏ mắt, mũi – Ngậm kẹo sát khuẩn họng – Uống sản phẩm tăng đề kháng" từ ngày 31/1 đến nay.

Chia sẻ về quy trình này, ông Đoàn Đình Duy Khương - Tổng Giám đốc Điều hành Dược Hậu Giang cho biết ngay khi hay tin, Ban điều hành công ty khẩn cấp triển khai các cuộc họp nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh cho CB.CNV Công ty. 

Đồng thời, quyết định thành lập Ban chỉ đạo gồm có Ban Tổng Giám đốc, Lãnh đạo các Phòng Ban cùng "kế hoạch ứng phó nhanh với dịch viêm phổi cấp". Trong lúc người lao động được nghỉ ăn Tết, Ban điều hành công ty đã bàn thảo để xây dựng quy trình phòng dịch, chỉ đạo khử trùng môi trường làm việc, tự sản xuất gấp gel rửa tay sát khuẩn đặt tại cửa mỗi phòng ban...

Doanh nhiệp Nhật làm gì khi đối phó dịch, phòng ngừa virus? - Ảnh 2.

"Người lao động có khỏe mạnh thì mới an tâm làm ra được những sản phẩm chất lượng tốt nhất phục vụ cộng đồng. 

Do vậy, chúng tôi đã chọn lọc ra các biện pháp phòng dịch tốt nhất, sau đó quán triệt cho cán bộ nhân viên thực hiện nghiêm ngặt ở mọi cấp độ văn phòng, nhà máy, chi nhánh bán hàng...", Ông Đoàn Đình Duy Khương – Tổng Giám đốc điều hành cho biết.

Bộ Y tế ngày 8/2 cũng ban hành văn bản khuyến cáo các chủ doanh nghiệp phòng chống CoVid-19 tại nơi làm việc. Việc các doanh nghiệp phản ứng nhanh cỡ nào, làm gì để bảo vệ người lao động... có thể xem là thước đo năng lực ứng phó với các tình huống khẩn cấp cũng như mức độ trách nhiệm với nhân viên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại