Doanh nghiệp sữa quyết tâm hóa giải nghịch lý đeo đẳng cà phê Việt

Thanh Xuân |

Là cái tên mới nhất đầu tư vào cà phê, NutiFood không chia sẻ câu chuyện lợi nhuận, mà đặt tham vọng hóa giải những nghịch lý đeo đẳng cây cà phê của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Bán 1 kg cà phê nhân, Việt Nam thu được 1 ly cà phê

Chuyện khiến những người nặng lòng với hạt cà phê Việt suy nghĩ và tìm cách hóa giải bắt đầu từ năm 2016, khi Starbucks sau hơn 2 năm gia nhập thị trường Việt Nam, đã công bố dòng sản phẩm cà phê Việt với tên gọi "DaLat Blend" tại hơn 21.500 cửa hàng ở 56 quốc gia của chuỗi cà phê lớn nhất thế giới này. 

Đây là dòng sản phẩm cao cấp của Starbucks, một gói cà phê khoảng 250 gr bán với giá 12,5 USD (tương đương hơn 280.000 đồng). Vùng đất trồng ra loại cà phê được giới thiệu là thượng hạng này chính là Đà Lạt (Lâm Đồng).

Doanh nghiệp sữa quyết tâm hóa giải nghịch lý đeo đẳng cà phê Việt - Ảnh 1.

Việt Nam hiện chủ yếu bán cà phê nhân

Theo ông Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, dù có kim ngạch xuất khẩu lên tới 3 tỷ USD, nhưng Việt Nam hiện chủ yếu chỉ bán cà phê nhân cho các nhà rang xay lớn trên thế giới, đóng hộp dưới thương hiệu của họ và bán với giá gấp nhiều lần giá mua vào.

Hiện cà phê Việt Nam chỉ bán được 2 USD/kg, trong khi xuất khẩu sang nước ngoài bán lại 200 USD/kg, tức Việt Nam chỉ được 1% trong giá trị đó mà công sức bỏ ra rất lớn.

Câu chuyện bán 1 kg cà phê nhân, người Việt chỉ thu được 1% giá trị, là một trong những lý do đầu năm 2017, NutiFood, doanh nghiệp chưa bao giờ làm cà phê, quyết tâm đầu tư vào ngành hàng này. Những người đứng đầu doanh nghiệp sữa giải thích việc đầu tư 1.000 tỷ đồng vào cà phê, vì muốn hóa giải nghịch lý đeo đẳng hạt cà phê Việt.

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị NutiFood, lấy dẫn chứng từ Hiệp hội Cà phê –Cacao Việt Nam, cho thấy năm 2016, xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam đứng thứ hai thế giới, với sản lượng 1,78 triệu tấn nhưng giá trị xuất khẩu rất thấp, do xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. 

Thế nên khi bán 1 kg cà phê nhân, người Việt chỉ thu về khoảng 2 USD, tương đương giá một ly cà phê ở các nước nhập khẩu. Trong khi mỗi kg cà phê nhân có thể pha được 50 ly cà phê.

"Không chỉ vậy, cà phê Việt Nam chiếm 20% thị phần thế giới nhưng giá trị chỉ đạt khoảng 2% thị phần thế giới. Điều này làm những người làm kinh doanh như chúng tôi có nhiều suy nghĩ", ông Hải nói.

Chủ tịch NutiFood cho rằng ngoài thế mạnh nghiên cứu và phát triển, công nghiệp chế biến thực phẩm và năng lực của các nhà máy, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu cà phê thành phẩm chất lượng cao.

Doanh nghiệp sữa quyết tâm hóa giải nghịch lý đeo đẳng cà phê Việt - Ảnh 2.

Cà phê hòa tan là sản phẩm phù hợp cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

Công ty đang có lợi thế xuất khẩu sữa sang thị trường Mỹ, và đây cũng sẽ là kênh phân phối cà phê. Nhiều đối tác tại các thị trường khác cũng chia sẻ sẵn sàng phân phối cà phê của NutiFood.

Thực tế, việc theo đuổi chiến lược cà phê của NutiFood được các chuyên gia kinh tế đánh giá không dễ ăn, đòi hỏi phải đầu tư nhà máy bài bản, cần vốn lớn, khó tìm thị trường tiêu thụ và tốn công sức xây dựng thương hiệu.

Chủ tịch NutiFood cũng thừa nhận NutiFood đã lường những khó khăn trước mắt và doanh nghiệp xác định sẽ phải kiên trì, không nóng vội với lợi nhuận. Ông Hải khẳng định NutiFood với tình yêu dành cho cà phê, sẽ để hạt cà phê Việt được định danh đúng nghĩa.

Nuticafé - Cà Phê Sữa Đá Tươi: Sự khẳng định sau hơn một năm gia nhập sân chơi

Hơn một năm sau tuyên bố đầu tư vào vùng cà phê Đắc Lắc, đồng thời trở thành cổ đông chiến lược duy nhất của Công ty Cà phê Phước An, công ty sở hữu 1.400 ha diện tích cà phê, sản phẩm Nuticafé - Cà Phê Sữa Đá Tươi của NutiFood ra mắt thị trường.

Nuticafé là cà phê hòa tan nhưng hương vị tiệm cận cà phê rang xay pha phin với sữa đặc có đường, thức uống quen thuộc và không thể thiếu với đại đa số người dùng Việt.

Doanh nghiệp sữa quyết tâm hóa giải nghịch lý đeo đẳng cà phê Việt - Ảnh 3.

Cà phê sữa đá tươi Nuticafé được người tiêu dùng nhận định có hương vị tiệm cận với cà phê rang xay pha phin với sữa đặc

Trả lời câu hỏi vì sao chọn thời điểm này để ra mắt sản phẩm cà phê hòa tan, lãnh đạo NutiFood chia sẻ như điều hiển nhiên cam kết sau một năm đầu tư vào Nông trường Phước An, với mong ước nâng cao giá trị hạt cà phê Robusta Việt Nam. 

Cà phê hòa tan là sản phẩm phù hợp nhất cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa mà doanh nghiệp bắt tay sản xuất ngay đầu tiên.

NutiFood đã đầu tư công nghệ mới nhất hiện nay ở Việt Nam, là công nghệ Ice Flash để cho ra sản phẩm Nuticafé hòa tan nhưng giống như cà phê rang xay. 

Tất cả những tiêu chuẩn để áp dụng cho sữa - là sản phẩm có tiêu chuẩn quản lý chất lượng rất ngặt nghèo - đều dùng để áp dụng cho quản lý chất lượng của Nuticafé - Cà Phê Sữa Đá Tươi.

Câu chuyện cạnh tranh cũng được NutiFood lường trước, bằng thế mạnh về R&D và nhà máy công nghệ hiện đại. Doanh nghiệp sẽ phát triển các sản phẩm cà phê chế biến sâu, các sản phẩm độc đáo với thế mạnh riêng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra trong thời gian đầu là sự xuất hiện của Nuticafé - Cà Phê Sữa Đá Tươi ở tất cả các điểm bán, từ kênh siêu thị đến các tiệm tạp hóa thông thường, để người tiêu dùng dễ dàng tìm và mua cà phê sữa đá tươi Nuticafé. 

Xa hơn, Nuticafé muốn trở thành đại diện của cà phê Việt Nam, đưa cà phê sữa đá Việt ra thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại