Bank of America (BofA) ước tính các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải tổn thất ít nhất 1 nghìn tỷ USD để chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong vòng 5 năm - 'một khoản chi phí lớn, nhưng không đủ lớn để cản bước' các công ty dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.
Bank of America (BofA) ước tính các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải tổn thất ít nhất 1 nghìn tỷ USD để chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong vòng 5 năm - 'một khoản chi phí lớn, nhưng không đủ lớn để cản bước' các công ty dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.
Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nhân Becky Cannon vẫn đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Bị kẹt giữa trận chiến thuế quan Mỹ-Trung, chủ doanh nghiệp nhỏ này bắt đầu tìm kiếm giải pháp thay thế cho các nhà cung ứng Trung Quốc mà bà đã làm việc nhiều năm qua.
Tuy nhiên, trong suốt chuyến đi tìm nhà cung ứng ở Thái Lan và Việt Nam trước đó vào đầu năm nay, bà lần đầu tiên nhận ra việc tìm nhà cung ứng thay thế khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều so với những gì nghe được từ các chính trị gia.
“Bạn phải gặp qua rất nhiều công ty trước khi tìm ra được một nhà cung ứng tốt”, Cannon - người sáng lập kiêm Chủ tịch của Green Sprouts, chia sẻ. Công ty này chuyên sản xuất các sản phẩm tự nhiên dành cho em bé, bao gồm tã bơi và cốc giấy làm từ thực vật.
Green Sprouts chuyên sản xuất các sản phẩm tự nhiên dành cho em bé, bao gồm tã bơi và cốc rơm làm từ thực vật
Ngày 17/8, Tổng thống Donald Trump nhiều lần khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ dựa vào hoạt động sản xuất nội địa nhiều hơn thay vì Trung Quốc.
Trong một báo cáo gần đây, Bank of America (BofA) ước tính các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải tổn thất ít nhất 1 nghìn tỷ USD để chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong vòng 5 năm - 'một khoản chi phí lớn, nhưng không đủ lớn để cản bước' các công ty dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.
Green Sprouts có trụ sở tại Asheville, Bắc Carolina, nhập chủ yếu các sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc. Hầu như mọi món hàng mà công ty nhập khẩu đều phải chịu thêm hàng rào thuế quan và điều này gây sức ép lên biên lợi nhuận. Điều này sẽ khiến giá thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ cao hơn.
Emi Kubota và con gái Naomi đeo khẩu trang của Green Sprouts
Khoảng 1/3 hoạt động kinh doanh của công ty là sản xuất mũ chống nắng, trong thời gian bình thường phải chịu 12% thuế, nhưng giờ phải gánh thêm 25% thuế vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Với hóa đơn thuế 1 triệu USD trong năm 2019, việc bà Cannon và đồng nghiệp phải nâng giá hàng hóa chỉ còn là vấn đề thời gian. Cho tới nay, họ vẫn chưa nâng giá hàng hóa và điều đó có thể thay đổi vào năm tới.
“Chúng tôi không muốn tăng giá. Giá phải chăng là điều thu hút của thương hiệu chúng tôi… Nhưng chúng tôi cũng buộc phải kiếm tiền”, bà nói.
Việc thay đổi nhà cung ứng thời điểm này không chỉ làm gia tăng chi phí mà còn gây áp lực về hậu cần. Điều quan trọng nhất là việc thay đổi nhà cung ứng không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Bà Cannon cho biết, công ty cần phải làm nhiều điều để xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với các đối tác mới và quá trình này cần có thời gian.
Trong khi bà và con gái, Emi Kubota - Phó Chủ tịch của công ty, có phần lo lắng rằng thuế quan Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì trong năm nay, Green Sprouts đã nhanh chóng điều chỉnh và tìm tới các thị trường mới. Hiện tại, họ cũng đang bán các khẩu trang có thể tái sử dụng dành cho trẻ em và nước rửa tay, những mặt hàng này được sản xuất tại Mexico.
(Theo Bloomberg)