Đổ mồ hôi và chóng mặt - Hóa ra đây lại là biện pháp tự vệ của cơ thể khi chúng ta say rượu

Bảo Nam |

Tưởng như đó là hệ quả của nồng độ cồn cao trong máu nhưng không, nó chính là cách để cơ thể đang giúp giảm thiểu các tác hại do rượu bia mang lại trong lúc bạn say.

Cảm giác nôn nao, vừa đổ mồ hôi vừa chóng mặt thậm chí nôn mửa là hiện tượng thường gặp khi một người bị say rượu bia. Trong một thời gian dài, rất nhiều người đã tìm mọi cách để loại bỏ các hiện tượng này, nhưng đều thất bại. Có người uống nhiều nước, có người sử dụng các loại hợp chất hay sản phẩm y tế khác nhau để giảm bớt sự khó chịu mà việc say rượu gây ra. Nhưng chẳng có giải pháp nào là vẹn toàn, bởi thứ mà bạn muốn loại bỏ đó chính là cơ chế tự vệ được kích hoạt tự động của cơ thể.

Cơ thể con người luôn cố gắng tự bảo vệ nó chống lại tác hại của rượu. Gan sẽ phân hủy chất cồn được uống vào, khiến thận phải hoạt động hết công suất để thải rượu ra càng nhanh càng tốt. Và trong quá trình đó, cơ thể sẽ bị viêm và xuất hiện một loạt các phản ứng trao đổi chất không mong muốn. Đó chính là các nguyên nhân cơ bản khiến mọi người rơi vào trạng thái nôn nao, hay say rượu nói chung.

Đổ mồ hôi và chóng mặt - Hóa ra đây lại là biện pháp tự vệ của cơ thể khi chúng ta say rượu - Ảnh 1.

Đây là tình trạng gần như không thể tránh khỏi khi uống quá nhiều rượu. Tất nhiên, tình trạng này thay đổi tùy theo từng người, chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố di truyền và liệu quá trình lên men của rượu uống vào có tạo ra các hợp chất khác ngoài ethanol hay không.

Khi nồng độ cồn trong máu tăng nhanh, cơ thể bạn sẽ làm việc chăm chỉ để phân hủy nó. Rượu uống vào sẽ tạo thành các gốc tự do và acetaldehyd có hại cho cơ thể con người. Càng để nó tồn tại lâu, tổn thương màng tế bào, protein và DNA sẽ càng lớn. Do đó, các enzyme trong cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa acetaldehyd thành một hợp chất ít độc hơn - acetate.

Theo thời gian, hàm lượng ethanol trong cơ thể sẽ giảm dần theo quá trình trao đổi chất tự nhiên. Tùy thuộc vào lượng rượu được cơ thể hấp thụ, cơ thể có cảm giác nôn nao, nhưng nhờ đó mà hàm lượng cồn trong máu sẽ giảm dần về 0.

Các nhà khoa học hiện vẫn biết rất ít về nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nôn nao kể trên, nhưng họ biết rằng phản ứng cơ thể bao gồm sự thay đổi về nồng độ hormone, giảm mất nước và căng màng tế bào. Uống rượu cũng có thể ảnh hưởng đến các hệ thống dẫn truyền thần kinh khác nhau trong não, bao gồm: axit glutamic, dopamine và serotonin. Khả năng thủng ruột cũng có thể xảy ra. Nói chung, các hiện tượng nôn nao, đổ mồ hôi và chóng mặt sẽ kích hoạt tất cả các cơ chế phản ứng và bảo vệ của cơ thể, trong vòng 48 giờ.

Đổ mồ hôi và chóng mặt - Hóa ra đây lại là biện pháp tự vệ của cơ thể khi chúng ta say rượu - Ảnh 2.

Trong xã hội hiện đại, uống rượu và giao tiếp xã hội đã trở thành một loại hành vi văn hóa. Do đó, việc uống rượu trong các lễ kỷ niệm, họp mặt giao tiếp và các bữa tiệc ngày lễ đã trở thành điều bình thường. Tuy nhiên, các hoạt động đi kèm như ca hát, nói chuyện, tôn vinh nhau... có thể thúc đẩy việc uống rượu quá mức.

Và nuốt phải một lượng lớn rượu sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi tâm trạng, dẫn đến mệt mỏi do thiếu ngủ và phản ứng căng thẳng nội tiết tố, thậm chí ảnh hưởng đến phản ứng và hành vi. Khi cơ thể đang cố gắng tự sửa chữa, bạn lại càng có nhiều khả năng trở nên tức giận và mệt mỏi. Khi đó, hầu hết mọi người chỉ muốn ở một mình. Tất nhiên, sau một đêm say, hiệu quả công việc cũng như cuộc sống cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Do đó, chính bản thân mỗi người chính là thủ phạm của những cơn nôn nao mệt mỏi, là cái giá phải trả cho tất cả những sự vui vẻ của đêm hôm trước. Đáng tiếc rằng mọi người sẽ sớm quên đi sự khó chịu của việc say rượu, để rồi lại sớm tham gia một bữa tiệc khác.

Đổ mồ hôi và chóng mặt - Hóa ra đây lại là biện pháp tự vệ của cơ thể khi chúng ta say rượu - Ảnh 3.

Vậy, làm thế nào để cơ thể phục hồi nhanh khi say?

Mặc dù các nhà khoa học, bác sĩ đã có một sự hiểu biết nhất định về cách thức hiện tượng say rượu xảy ra, nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để. Nhiều nghiên cứu trước đây đã đưa ra các giải pháp thực phẩm khác nhau có thể ngăn ngừa và loại bỏ tình trạng nôn nao, chẳng hạn như: caffeine, nước bổ sung ion, nước tăng lực, thảo mộc, gừng, vitamin... nhưng cho đến nay vẫn chưa có các bằng chứng thuyết phục Những phương pháp này đôi khi có hiệu quả, chúng chưa được kiểm chứng một cách khoa học và cũng không được áp dụng phổ biến.

Để lấp đầy khoảng trống, các nhà khoa học đã tiến hành một số lượng lớn các phân tích thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, hy vọng tìm thấy một cơ sở khoa học để hỗ trợ hoặc chống lại tình trạng nôn nao khi say. Hiện tại, họ đang bắt đầu chú ý đến một chất chiết xuất từ ​​cây thân gỗ - Ampelopsin - còn được gọi là dihydromyricetin. Nó có thể được sử dụng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống để giảm hoặc ngăn ngừa tình trạng nôn nao.

Trong các thử nghiệm, dihydromyricetin dường như có tác dụng kỳ diệu trong việc tăng cường quá trình chuyển hóa rượu và giảm phụ phẩm độc hại từ acetaldehyd. Các thí nghiệm trên chuột đã có kết quả khả quan, bao gồm tăng cường hiệu quả của gan và hoạt động của các enzyme chuyển hóa rượu và acetaldehyd.

Đồng thời, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu cách thức sản xuất rượu để thay đổi hành vi uống rượu. Tuy nhiên, cách tốt nhất hiện nay là mỗi người hãy tự hạn chế uống rượu khi tham dự các bữa tiệc. Trong trường hợp uống quá nhiều, hãy cố gắng nghỉ ngơi và uống nhiều nước hơn, để cơ thể có thể phục hồi nhanh hơn.

Tham khảo Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại