Đố ai khiến được mũi tên này quay sang trái? Cả cư dân mạng đang "lú" trước ảo ảnh thị giác này

Oct |

Một giáo sư người Nhật đã đem đến loại ảo ảnh thị giác khiến cư dân mạng trầm trồ thán phục.

Cuộc đời lắm lúc kỳ lạ. Không phải một là một, hai là hai, mà đôi khi những gì bạn tận mắt trông thấy cũng chưa chắc đã là sự thật.

Ví dụ như mới đây, có một đoạn ảnh động đã khiến cư dân mạng phải hỗn loạn. Bức hình về một mũi tên màu trắng, đang hướng sang bên phải. Nhưng khi quay nó 180 độ thì bằng một cách kỳ diệu nào đó, mũi tên vẫn hướng sang phải mà không cần phải quay ngược lại.

Đố ai khiến được mũi tên này quay sang trái? Cả cư dân mạng đang lú trước ảo ảnh thị giác này - Ảnh 1.

Chiếc ảnh động được cắt ra từ clip của Kokichi Sugihara - một giáo sư toán học tại ĐH Meiji (Tokyo, Nhật Bản). Đây cũng là nhân vật thường xuyên đưa ra những ảo ảnh thị giác gây bão các trang mạng xã hội.

Và tất nhiên, mũi tên này cũng vậy - là một ảo ảnh thị giác, được xây dựng theo mô hình 3D. Những ảo ảnh thị giác dạng này có thể khiến người xem cảm thấy nghi ngờ về các định luật vật lý cơ bản, thậm chí cho rằng có mánh khoé thủ thuật nào đó ở đây.

"Quay mũi tên 180 độ, nó vẫn chĩa sang phải." - Sugihara cho biết.

Thực ra vẫn có một cách để mũi tên quay được sang trái, đó ra đặt nó trước một chiếc gương như thế này. Nhưng trong gương, nó cũng chỉ quay được sang trái, dù bạn có làm gì đi nữa.

Nhưng bí mật ở đây là gì? Theo Sugihara, thứ quan trọng nhất là cấu tạo của mũi tên, gồm 2 mũi thuôn dài, ở giữa có những đoạn cong lên và xuống hết sức nhịp nhàng. Cấu trúc này chỉ bị phát hiện khi bạn cầm vào mũi tên, nhấc nó lên và nhìn xuống từ một góc chéo.

Đố ai khiến được mũi tên này quay sang trái? Cả cư dân mạng đang lú trước ảo ảnh thị giác này - Ảnh 2.

Cấu tạo của mũi tên, kết hợp cùng 3 yếu tố cảm nhận, góc nhìn và phản xạ quang học đã tạo ra một ảo giác kinh điển.

Lý do là vì hình đặc biệt của vật thể khiến một số phần bị che khuất khi nhìn vào. Não bộ lúc này nhận thông tin không được đủ, và sẽ tìm cách lấp đầy những thông tin ấy bằng các dự đoán. Ở trường hợp này, dự đoán phù hợp nhất là một mũi tên.

Đối với Sugihara thì như đã nêu, đây không phải là lần đầu tiên vị giáo sư này tạo ra một ảo ảnh thị giác dạng này. Như năm 2016, một ảo giác tương tự của ông mang tên "ảo giác hình trụ mơ hồ" cũng đã khiến cư dân mạng phải tròn mắt ngạc nhiên.

Tham khảo: Daily Mail, Science Alert

theo Helino

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên