Đỉnh cao nghệ thuật ngoại giao "đi trên dây" của TT Putin giữa mối căng thẳng Israel và Iran

Vũ Thu Hương |

Tổng thống Nga Putin thực đã đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật dàn xếp, xoa dịu căng thẳng giữa hai quốc gia Israel và Iran. Đồng thời, ông đã giữ cho bốn “quả cầu” cùng bay trong bầu trời Syria: Israel, Syria, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Yaleglobal, Tổng thống Nga Putin đã tạo dựng ảnh hưởng ở Trung Đông thông qua những hoạt động, chiến dịch mang lại lợi ích cho các quốc gia như Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Israel .

Trong chuyến thăm Mỹ hôm 25/3 của Thủ tướng Israel, Tổng thống Mỹ đã tán thành thôn tính của Israel với cao nguyên Golan của Syria mặc dù điều này vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Ông Netanyahu chào đón thông tin này như một "điều thần kỳ". Sau đó, ông Trump tuyên bố Đội vệ binh cách mạng Hồi giáo của chính phủ Iran (IRGC), lực lượng được cho là kẻ thù của Israel là tổ chức khủng bố, một ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử Israel.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin lại mang đến cho ông Netanyahu một món quà trong cuộc bầu cử đó là hình ảnh đẹp trước công chúng. Sau cuộc gặp hôm 4/4 của nhà lãnh đạo Israel với ông Putin ở Moscow, ông Netanyahu thông báo rằng hài cốt của Sergeant Zachary Baumel, binh sĩ Israel mất tích ở Syria năm 1982 sẽ được trao trả cho Israel.

Đỉnh cao nghệ thuật ngoại giao đi trên dây của TT Putin giữa mối căng thẳng Israel và Iran - Ảnh 1.

Tổng thống Putin và các nhà lãnh đạo Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ

Tuyên bố của ông Trump về IRGC khiến Moscow lo ngại. Kể từ tháng 9/2015, quân đội Nga ở Syria đã hợp tác với Syria, quốc gia đang ngày càng trở nên phụ thuộc vào sự hỗ trợ công nghệ, hậu cần từ IRGC.

Ông Putin đã nỗ lực để duy trì mối quan hệ chân thành với hai nước vốn đối đầu nhau là Iran và Israel. Với Israel, sự đối đãi của người Do thái đương đại và nước Nga cổ là thành tố chính. Thêm nữa, quan điểm cá nhân của ông Putin về quốc gia Do thái và mối quan hệ thân thiện với các quan chức và doanh nhân của người Do thái là một điểm đáng chú ý khác.

Với Iran, lợi ích địa chính trị và kinh tế là nhân tố tiên quyết. Với việc sở hữu những mỏ dầu lớn và khí đốt tự nhiên, hai nước đều có chung lợi ích trong việc đảm bảo giữ giá cho mặt hàng này.

Với mục tiêu giành lại ảnh hưởng mà Liên Xô có được ở Trung Đông trong chiến tranh Lạnh, ông Putin đã đánh giá cao giá trị của tình hữu nghị với Iran. Mối quan hệ của Điện Kremlin với Iran, quốc gia vẫn duy trì quan hệ đồng minh chiến lược với Syria đã mang lại cho Nga vị thế lớn hơn sau khi Nga mất các cơ sở hải quân tại cảng Benghazi của Libi năm 2011. Việc đánh mất các cơ sở này đã gây khó khăn hơn cho Nga trong việc tiếp cận cảng Latakia của Syria ở Đông Địa Trung Hải.

Sự bùng nổ nội chiến Syria đã đe dọa đến việc cầm quyền của Tổng thống Syria Assad và Nga cùng Iran đã cùng nhau ủng hộ, hẫu thuẫn cho người đứng đầu Syria.

Trong 15 năm qua, Nga và Iran đã có 2 hợp tác nổi bật. Đó là sự hợp tác quốc phòng và sự thay đổi nhân khẩu học ở Israel. Năm 2007, Điện Kremlin đã ký hợp đồng trị giá 800 triệu USD để chuyển cho Tehran hệ thống phòng thủ tân tiến S-300.

Trong khi đó, năm 2012, trong chuyến thăm thứ hai đến Israel, ông Putin đã tham dự lễ khánh thành nhà tưởng niệm chiến thắng ở Netanya, nhằm tưởng nhớ những người lính Xô Viết nhân danh người Do thái đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Mối quan hệ của ông Putin và Netanyahu cũng ấm nồng từ đây. Israel cũng thiết lập đường dây liên lạc giữa văn phòng của ông Netanyahu và ông Putin.

Nhìn chung, người Israel và người Nga trở nên gần gũi, qua lại trực tiếp kể từ năm 2008 khi việc đi lại giữa hai nước được miễn visa. Có khoảng 60 chuyến bay một tuần giữa Tel Aviv và Moscow.

Trong nội chiến Syria, Damascus đã trao cho hải quân Nga quyền sử dụng sân bay Hmeimim gần cảng Latakia, theo hiệp ước Nga-Syria năm 2015. Ngay sau đó, ông Netanyahu đã bay sang Nga để hội ý với ông Putin. Nhưng không có gì thay đổi. Ông Putin đã tái khẳng định việc hậu thuẫn của mình với ông Assad bằng cách gửi máy bay chiến đấu tới căn cứ Syria và hỗ trợ cho hệ thống vũ khí kém hiệu quả của Syria.

Để tránh các vụ đụng độ trên không giữa máy bay chiến đấu Israel và Nga, hai bên đã thiết lập đường dây nóng giữa trung tâm chỉ huy Kirya ở Tel Aviv và căn cứ quân sự Nga ở Hmeimim. Ông Netanyahu đề xuất với ông Putin chấm dứt hoặc giảm sự hiện diện của Iran ở Syria. Tuy nhiên ông Putin "tảng lờ".

Iran và Syria đã ký thỏa thuận song phương về việc phòng thủ hồi năm 2006. "Iran coi an ninh của Syria như là an ninh của mình và chúng tôi đang xem xét về khả năng phòng thủ của chúng tôi ở Syria", Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mohammad Najjar cho hay. Tuy nhiên, chi tiết của thỏa thuận này không được tiết lộ.

Dù cùng có mối quan hệ với cả Iran và Israel, 2 nước đối địch nhưng nhờ tài ngoại giao khéo léo, ông Putin vẫn giữ được mối thân tình với cả hai và vận hành mọi việc suôn sẻ.

Trong những vòng đàm phán về Syria, ông Putin đã lần lượt bàn thảo với người đứng đầu các nước Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Israel.

Nhà lãnh đạo Putin thực đã đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật dàn xếp, xoa dịu căng thẳng và giữ cho bốn "quả cầu" cùng bay trong bầu trời Syria: Israel, Syria, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại