Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ quyết định rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới?

Hoàng Nguyễn |

Có nhiều khả năng sau khi nhậm chức, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nếu điều này xảy ra sẽ tác động không nhỏ đến phần còn lại của thế giới, bởi Mỹ hiện là nhà tài trợ lớn nhất của WHO.

Hàng loạt các cơ quan truyền thông Mỹ, trong đó có tờ Thời báo Tài chính Mỹ hôm qua (23/12) đã đồng loạt đưa tin về việc các thành viên trong nhóm chuyển giao tổng thống của ông Donald Trump đang đặt nền móng để Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai của ông.

Tờ Thời báo Tài chính Mỹ  dẫn lời  ông Lawrence Gostin - giáo sư về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Georgetown ở Washington và là giám đốc Trung tâm hợp tác của Tổ chức Y tế Thế giới về Luật y tế quốc gia và toàn cầu khẳng định, ông có nguồn tin đáng tin cậy về kế hoạch này của chính quyền mới ở Mỹ. Chuyên gia này còn khẳng định, quyết định này có thể được ban hành sớm, thậm chí ngay ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của chính quyền mới ở Mỹ.

Ông Trump. Ảnh: CNN

Mặc dù nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump chưa xác nhận thông tin này. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới quan sát, kế hoạch này, phù hợp với lời chỉ trích lâu nay của ông Donald Trump đối với cơ quan y tế của Liên hợp quốc.

Để chuẩn bị cho nhân sự mới của chính quyền, ông Trump trước đó đã đề cử một số người chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới  vào các vị trí y tế công cộng hàng đầu của nước Mỹ, trong đó có ông Robert F. Kennedy - một người vốn có tư tưởng hoài nghi về vaccine và đang ứng cử chức vụ Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, giám sát tất cả các cơ quan y tế lớn của Mỹ bao gồm cả Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới mới đây về mối quan hệ giữa chính quyền Mỹ với Tổ chức Y tế Thế giới, chính Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cũng đã không ngần ngại chỉ trích hoạt động của tổ chức này  trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19 trước đây: "Tổ chức Y tế Thế giới đã có phản ứng khá chậm chạp. Họ hẳn đã biết nhiều hơn những gì họ biết nhưng họ đã đi sau những gì những người khác biết mà thậm chí không liên quan. Chúng tôi biết những điều mà họ không biết và hoặc là họ không biết hoặc họ không nói với chúng tôi. Đó là cách tôi nhìn nhận vấn đề"'.

Trong nhiêm kỳ trước, ông Donald Trump đã khởi động quá trình rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới vì chỉ trích năng lực ứng phó của cơ quan này với đại dịch Covid-19. Quá trình này kéo dài suốt năm 2020. Tuy nhiên, sáu tháng sau, người kế nhiệm ông, Tổng thống Joe Biden, đã đảo ngược quyết định này bằng cách nối lại quan hệ giữa Tổ chức Y tế Thế giới và Mỹ. Việc nhóm của Tổng thống đắc cử Trump muốn nước Mỹ rút khỏi WHO ngay ngày đầu nhiệm sở của ông Trump sẽ đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong chính sách y tế toàn cầu của Mỹ. Và đây cũng sẽ  là biểu tượng mang tính đảo ngược động thái mà Tổng thống Joe Biden đã làm ngược lại với quyết định của ông Trump trong ngày nhậm chức trước đó.

Tổ chức Y tế Thế giới từ chối bình luận về thông tin được báo chí đăng tải. Tuy nhiên, trong một bình luận mới đây,  khi được hỏi về việc liệu Tổ chức Y tế Thế giới có lo ngại rằng chính quyền mới ở Mỹ sẽ rút khỏi tổ chức này hay không, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nhấn mạnh rằng, tổ chức này cần cho Mỹ thời gian và không gian để thay đổi quyết định.

Ông cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng các quốc gia có thể hoàn tất thỏa thuận về đại dịch vào tháng 5/2025: “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác. Và mối quan hệ giữa Tổ chức Y tế Thế giới và Mỹ thực sự là một mô hình hợp tác tốt, và chúng tôi đã hợp tác trong nhiều năm. Chúng tôi cần cho họ thời gian và không gian để thay đổi quyết định. Và tôi tin rằng, các nhà lãnh đạo Mỹ cũng hiểu, nước Mỹ sẽ không thể an toàn nếu phần còn lại của thế giới không an toàn'.

Hiện chưa rõ liệu chính quyền Mỹ dưới thời ông Donald Trump trong thời gian tới có quyết định rút khỏi tổ chức y tế lớn nhất thế giới này hay không. Nhưng có một thực tế, Mỹ hiện đang là nhà tài trợ lớn nhất của WHO, đóng góp khoảng 16% ngân sách trong giai đoạn 2022 - 2023. Việc Mỹ rút lui có thể khiến tổ chức này mất đi nguồn lực quan trọng để ứng phó với các cuộc khủng hoảng y tế công cộng, qua đó làm suy yếu các hệ thống giám sát dịch bệnh và ứng phó khẩn cấp toàn cầu. Theo đánh giá của giới chuyên gia, kế hoạch này của Mỹ cũng sẽ khiến nước Mỹ mất đi sức ảnh hưởng trong lĩnh vực y tế toàn cầu và những quốc gia khác trong đó có Trung Quốc sẽ lấp đầy khoảng trống nà

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại