Cơ thể con người không được cấu tạo để có thể sống dưới nước như loài cá, việc hít thở bằng phổi là kết quả của quá trình thích nghi khi sống trên cạn.
Tuy nhiên Fabien Cousteau lại có một ý định táo bạo nhằm phá vỡ kỷ lục sống dưới nước của ông mình là Jacques Cousteau 50 năm trước đó bằng việc sống khoảng 1 tháng (31 ngày) dưới biển.
Jacques Cousteau.
Conshelf II mà ông nội Fabien Cousteau từng tham dự 50 năm trước!
Anh sống trong một căn phòng được thiết kế đặc biệt phía dưới biển thuộc Florida Keys (Mỹ).
Anh cùng nhóm của mình bao gồm thợ chụp ảnh, các nhà khoa học và các kiến trúc sư của đại học Cambridge (Anh), các nhà khoa học tới từ đại học quốc tế Florida cùng nhau trải qua 1 tháng nghiên cứu trong dự án mang tên "Sứ mệnh 31" ( Mission 31).
Nghiên cứu sẽ chỉ ra tác động mà áp lực nước lớn tác động tới cơ thể và tâm trí con người sẽ diễn ra như thế nào và liệu chúng ta có thể sống dưới nước trong một thời gian dài hay không?
Những vấn đề khi sống dưới nước
Theo nhà hải dương học Mark Hulsbeck cũng là người tham gia nghiên cứu này, khó khăn lớn nhất mà nhóm nghiên cứu e sợ chính là "sự khó chịu từ từ" (creeping crud) và một số bệnh tật có thể gặp phải như phát ban.
Tuy nhiên họ sẽ sử dụng một loại xã phòng kháng vi khuẩn, vệ sinh tuyệt đối vật dụng cá nhân như khăn tắm, vật dụng nấu nướng và ăn uống.
Nhiễm trùng tai cũng là vấn đề đáng lo ngại nhưng giải pháp khử trùng bằng Nhôm axetat sẽ được sử dụng để tránh việc này.
Tác động khác khiến các nhà nghiên cứu lo lắng là da sẽ bị tái nhợt do không tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời trong thời gian lâu làm giảm việc sản xuất vitamin D.
Vậy ở lâu dưới nước có thể khiến con người chịu tác động gì?
Sống dưới nước liệu có quá viễn vông.
Vị giác giảm nhưng cơ thể rất mau đói
Rất nhiều người ở dưới nước quá lâu (aquanaut) cho hay vị giác của họ bị giảm và thường cảm thấy đói bụng.
Nhà khoa học Mark Patterson giả thuyết rằng việc mất nhiệt nhanh hơn khi sống dưới nước khiến cơ thể sẽ nhanh chóng mất năng lượng và trở nên đói nhanh hơn.
Sự trao đổi chất nhanh hơn sẽ khiến cơ thể luôn cần bổ sung năng lượng và thường xuyên cảm thấy đói nhằm duy trì thân nhiệt ổn định.
Do đó việc sống dưới nước trong một tháng yêu cầu nhóm nghiên cứu phải chú ý tới vấn đề năng lượng và thức ăn vì nhu cầu của cơ thể sẽ tăng cao.
Giấc ngủ và thị lực
Cơ thể sẽ bị tác động khi sống dưới nước quá lâu.
Nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp Kip Evans, người tham gia trải nghiệm này cho hay khi sống dưới nước, với việc thiếu đi các tác nhân tự nhiên như âm thanh hay ánh sáng khiến cho mọi người ngủ nhiều hơn.
Việc thiếu ánh sáng tự nhiên còn làm giảm thị lực của của con người. Cũng giống như các sinh vật sống ở điều kiện tối tăm thiếu ánh sáng, thị lực sẽ bị giảm đi rõ rệt và thay đó là các giác quan khác giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.
Người tham dự còn cảm thấy họ thường rơi vào cảm giác như bị gây mê (nitrogen narcosis) như say rượu vậy.
Tác động tâm lý
Sự cách ly và buồn tẻ có thể tác động không tốt đến tâm lý khi sống quá lâu dưới nước. Nỗi sợ tâm lý như dễ bị kích động do chứng sợ bị nhốt kín (claustrophobia) khiến người tham dự có tâm lý lo lắng, sợ hãi, dẫn tới các hành vi phản xã hội (antisocial behavior).
Bạn sẽ không cần một bể cá nhân tạo ngay trong phòng ngủ!
Không Internet, người tham dự chỉ có thể giết thời gian bằng cách đọc sách hay xem các sinh vật biển bơi lội. Thế nhưng việc lặp đi lặp lại sẽ khiến con người cảm thấy nhàm chán, vô vị!
Giới hạn nào cho con người
Khi được hỏi về thời gian mà con người có thể sống dưới nước Mark Hulsbeck cho rằng rất khó để nói chính xác, tuy nhiên khi ở quá lâu, hệ thống tuần hoàn của con người có thể bị phá vỡ, cái mà ông gọi là "pulmonary toxicity." (nhiễm độc phổi).
Chúng ta đã có những dự án nhằm đưa con người sống dưới nước, với phần lớn thể tích bề mặt Trái Đất là nước biển (hơn 70 %), nếu có thể chinh phục được đại dương, đây hoàn toàn là viễn cảnh cho một môi trường sống trong tương lai cho con người.