Điện thoại bị ẩm ai cũng nghĩ ngay đến việc bỏ vào thứ này nhưng lại bất ngờ rơi vào tình thế khó nhằn, khiến điện thoại hỏng nhanh hơn

Minh Ngọc |

Cho điện thoại vào thùng gạo để hút ẩm là một trong những kinh nghiệm được lan truyền từ lâu. Tuy nhiên theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nhất thiết phải bỏ điện thoại vào thùng gạo khi điện thoại không may rơi xuống nước bởi có thể ẩn chứa những rủi ro khó lường.

Dùng gạo để làm khô điện thoại của bạn là một trong những cách mà mọi người thường truyền tai nhau khi điện thoại bị rơi xuống nước hoặc bị nhiễm ẩm. Tuy nhiên, trên thực tế, cách làm này không hề hiệu quả như nhiều người nghĩ, thậm chí còn có thể gây thêm nhiều thiệt hại đau đầu hơn.

Đầu tiên, mặc dù đúng là có khả năng hút nước, gạo sẽ không thể hút được triệt để và nhanh như những phương pháp chuyên dụng như máy hút ẩm hoặc gói hút ẩm chuyên dụng. 

Ngoài ra, trong thùng gạo chứa rất nhiều vụn gạo li ti vương vãi xung quanh, có kích cỡ đủ nhỏ để lọt vào nhiều khe hở có trên thân máy mà người dùng khó có thể phát hiện ra. Chúng có thể kẹt lại ở trong máy nhiều năm trời, có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của những linh kiện như loa, cổng cắm tiếp xúc... Do đó, thay vì ngay lập tức nhét điện thoại vào thùng gạo bạn nên tham khảo phương pháp sau:

Làm khô điện thoại

Điện thoại bị ẩm ai cũng nghĩ ngay đến việc bỏ vào thứ này nhưng lại bất ngờ rơi vào tình thế khó nhằn, khiến điện thoại hỏng nhanh hơn - Ảnh 1.

Để làm khô điện thoại nhanh thì bạn nên để nó trước quạt, hoặc sấy bằng máy sấy tóc.

Tắt điện thoại ngay lập tức

Điện thoại bị ẩm ai cũng nghĩ ngay đến việc bỏ vào thứ này nhưng lại bất ngờ rơi vào tình thế khó nhằn, khiến điện thoại hỏng nhanh hơn - Ảnh 2.

Tắt điện thoại ngay khi nó bị ướt sẽ tránh làm hỏng các mạch điện bên trong. Vì mạch điện bị ướt mà điện thoại đang tắt không gây thiệt hại nhiều như với điện thoại đang hoạt động. Bạn tắt điện thoại càng nhanh thì càng ít nguy cơ gây hại cho mạch điện.

Lau khô bằng khăn giấy trước

Điện thoại bị ẩm ai cũng nghĩ ngay đến việc bỏ vào thứ này nhưng lại bất ngờ rơi vào tình thế khó nhằn, khiến điện thoại hỏng nhanh hơn - Ảnh 3.

Sau khi bạn đã tắt điện thoại, hãy dùng khăn giấy hoặc một chiếc khăn khô để lau điện thoại. Bạn cần cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh làm nước càng vào sâu trong điện thoại. Ngoài ra nếu dùng khăn vải, bạn phải dùng loại khăn không có xơ vải.

Tháo mọi bộ phận có thể tháo rời

Điện thoại bị ẩm ai cũng nghĩ ngay đến việc bỏ vào thứ này nhưng lại bất ngờ rơi vào tình thế khó nhằn, khiến điện thoại hỏng nhanh hơn - Ảnh 4.

Việc quan trọng là bạn phải tháo mọi bộ phận điện thoại có thể tháo được, như khay thẻ SIM, thẻ nhớ (nếu có) hoặc pin (nếu pin rời).

Không nhét khăn hoặc bất kỳ đồ vật nào vào cổng sạc

Điện thoại bị ẩm ai cũng nghĩ ngay đến việc bỏ vào thứ này nhưng lại bất ngờ rơi vào tình thế khó nhằn, khiến điện thoại hỏng nhanh hơn - Ảnh 6.

Không cho bất cứ thứ gì vào lỗ cắm sạc để lau khô, như bông tăm, khăn hay mẩu giấy nhỏ. Ngoài ra, không ấn nút hay lắc điện thoại, sẽ làm nước chảy lan khắp bên trong.

Đặt điện thoại trên khăn bông khô

Điện thoại bị ẩm ai cũng nghĩ ngay đến việc bỏ vào thứ này nhưng lại bất ngờ rơi vào tình thế khó nhằn, khiến điện thoại hỏng nhanh hơn - Ảnh 7.

Sau khi bạn đã thực hiện thành công tất cả các bước này, hãy đặt điện thoại của bạn lên trên một chiếc khăn khô để thấm nước. Để điện thoại khô rồi mới bật lên. Bạn cần tắt điện thoại trong khoảng 24 đến 36 giờ.

Lưu ý sau khi khởi động lại điện thoại

Điện thoại bị ẩm ai cũng nghĩ ngay đến việc bỏ vào thứ này nhưng lại bất ngờ rơi vào tình thế khó nhằn, khiến điện thoại hỏng nhanh hơn - Ảnh 8.

Dù điện thoại bị ướt rồi vẫn hoạt động bình thường thì nó không tránh khỏi bị giảm hiệu suất theo thời gian. Không chỉ vậy, các bộ phận bên trong bắt đầu bị ăn mòn dẫn đến hư hỏng.Vì vậy, bạn cần chú ý theo dõi, nếu bạn nhận thấy điện thoại bị trục trặc nào đó thì hãy mang nó đến cửa hàng sửa chữa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại