Tuy nhiên, không phải tất cả các kỳ Olympic đều sử dụng một mẫu huy chương duy nhất. Mỗi mẫu huy chương đề cho biết năm tổ chức và quốc gia chủ nhà.
Dưới đây là huy chương vàng Olympic trong các kỳ Thế vận hội Mùa Hè trong 120 năm qua:
1. ATHENS 1896
Người chiến thắng trong kỳ Olympic hiện đại đầu tiên này được nhận một tấm huy chương bằng bạc.
Mặt trước.
Mặt trước huy chương khắc hình khuôn mặt của thần Zeus, đang cầm một quả cầu, trên đó có hình nữ thần chiến thắng Nike trong thần thoại Hy Lạp.
Mặt sau.
Mặt sau là hình thành phòng thủ cổ đại Acropolis, di sản thế giới, biểu tượng của thành phố Athen.
2. PARIS 1900
Đây là mẫu huy chương vàng Olympic duy nhất trong lịch sử không phải hình tròn, mà là hình chữ nhật.
Mặt trước
Mặt trước mô tả một nữ thần có cánh cầm cành nguyệt quế, bay trên thành phố Paris.
Mặt sau.
Mặt còn lại thể hiện vận động viên thắng cuộc, thành Acropolis xuất hiện mờ ảo trong khung cảnh đằng sau.
3. ST.LOUIS 1904
Mặt trước.
Mặt trước của tấm huy chương là hình vận động viên chiến thắng, đứng trước những hình họa mô tả một số môn thi đấu ở Olympic cổ đại.
Mặt sau.
Phía bên kia là hình nữ thần Nike đứng trên một quả cầu. Mẫu này có một khoảng trống giữa vòng nguyệt quế để điền sự kiện và địa điểm tổ chức vào.
4. LONDON 1908
Mặt trước.
Mặt chính thể hiện cảnh hai người phụ nữ đang đặt vòng nguyệt quế lên đầu người chiến thắng.
Mặt sau.
Mặt còn lại là hình Thánh George, vị thánh bảo trợ của nước Anh, đang giết một con rồng như trong truyền thuyết.
5. STOCKHOLM 1912
Mặt trước.
Mặt trước của huy chương năm 1912 có cùng thiết kế với kỳ Olympic trước đó.
Mặt sau.
Mặt sau mô tả một sứ giả loan báo khai mạc ngày hội thể thao trước tượng Pehr Henrik Ling, người đi tiên phong cho hệ thống giáo dục thể chất Thụy Điển.
6. ANTWERP 1916
Mặt trước.
Mặt trước là hình một vận động viên đang giữ phần thưởng cho người chiến thắng, đứng trước khung nền có họa tiết đặc trưng Hy Lạp.
Mặt sau.
Mặt sau huy chương nhắc đến một huyền thoại thành lập thành phố. Người lính La Mã Silvius Brabo đang ném bàn tay của tên khổng lồ Druoon Antigoon xuống sông, sau khi giết được hắn.
7. PARIS 1924
Mặt trước.
Mặt trước thể hiện một vận động viên thắng cuộc đưa tay để giúp đối thủ của mình đứng lên, thể hiện tinh thần thể thao cao đẹp.
Mặt sau.
Mặt sau có hình một vòng cung được tạo từ nhiều dụng cụ thể thao, cũng là hình dáng cây đàn hạc, tượng trưng cho khía cạnh văn hóa của cuộc thi.
8. AMSTERDAM 1928
Thiết kế của Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong một cuộc thi quốc tế do Ủy ban Olympic tổ chức năm 1921.
Mặt sau.
Theo thiết kế này, mặt trước huy chương có hình nữ thần chiến thắng Nike một tay cầm vòng nguyệt quế giơ cao, một tay ôm cành cọ.
Mặt sau mô tả một nhà vô địch được đám đông rước ra khỏi sân thi đấu Olympic.
Mẫu huy chương này được tiếp tục sử dụng tại Olympic Los Angeles 1932, Berlin 1936, London 1948, Helsinki 1952.
9. STOCKHOLM 1956
Mặt sau.
Các vận động viên đua ngựa được trao tấm huy chương có hình con ngựa.
10. ROME 1960
Mẫu huy chương được trao tại Olympic Rome 1960 có thiết kế giống như ở Amsterdam 1928, ngoại trừ mặt trước và sau đổi ngược cho nhau.
Mặt sau.
Mẫu này còn có một vòng nguyệt quế bằng đồng vòng quanh huy chương và sợi dây đeo tương tự. Nhưng người ta quay lại với mẫu thiết kế kinh điển tại Olympic Tokyo 1964 và Mexico City 1968.
11. MUNICH 1972
Tại kỳ Olympic này, mặt trước của huy chương vẫn là nữ thần Nike cầm vòng nguyệt quế và cành cọ.
Mặt sau.
Nhưng mặt sau thể hiện hai người con trai sinh đôi của thần Zeus, họ là người bảo trợ cho các cuộc thi đấu thể thao và tình bạn.
12. MONTREAL 1976
Thiết kế mặt trước của huy chương được duy trì.
Mặt sau.
Mặt sau mô tả một vương miện nguyệt quế đơn giản, cùng biểu tượng của Thế vận hội năm đó.
13. MOSCOW 1980
Mặt sau.
Sự khác biệt vẫn chỉ ở mặt sau. Hình vẽ cách điệu ngọn lửa Olympic và biểu tượng của thành phố chủ nhà.
14. LOS ANGELES
Thiết kế của Cassioli tiếp tục được sử dung. Tuy nhiên, hình ảnh ở mặt sau được thay đổi một chút bởi họa sĩ người Mỹ Dugald Stermer.
Mặt sau.
15. SEOUL 1988
Mặt trước được duy trì. Hình ảnh chim bồ câu, biểu tượng hòa bình xuất hiện ở mặt sau.
Mặt sau.
16. BARCELONA 1992
Mặt trước vẫn là hình nữ thần chiến thắng cầm hai món đồ kinh điển, nhưng thiết kế đổi mới.
Mặt trước.
Mặt còn lại là biểu tượng của kỳ Olympic này, hình tượng chiến thắng vẽ theo phong cách hiện đại.
Mặt sau.
17. ATLANTA 1996
Thiết kế nữ thần Nike ở mặt trước giống bản truyền thống.
Mặt trước
Mặt sau có hình ngọn lửa Olympic, thiết kế lá và ô vuông. Vận động viên nhận được huy chương sẽ có biểu tương môn thể thao của họ lồng vào những ô đó.
Mặt sau.
18. SYDNEY 2000
Thế vận hội đầu tiên của thiên niên kỷ mới tiếp tục sử dụng thiết kế năm 1928, có thêm viền bao xung quanh.
Mặt sau
Một cuộc tranh cãi lớn đã nổ ra, người Hy Lạp cho rằng họ bị xúc phạm, vì sân vận động ở nền của La Mã, chứ không phải Hy Lạp. Câu hỏi đặt ra, tại sao đến tận năm 2000, người ta mới nhận ra điều này?
Mặt sau có vòng tròn Olympic, ngọn đuốc và biểu tượng nhà hát kịch Sydney.
19. ATHEN 2004
Khi Olympic trở về với Hy Lạp đã chứng kiến một cuộc đại tu thiết kế, đặc biệt sau tranh cãi năm 2000.
Mặt trước
Mặt trước của mẫu mô tả cảnh nữ thần Nike bay vào sân vận động Panathenaic.
Mặt sau.
Mặt sau được ghi đoạn văn bằng tiếng Hy Lạp, sáng tác năm 460 TCN, để tôn vinh Alcimedon xứ Aegina đã chiến thắng ở môn vật.
20. BẮC KINH 2008
Thiết kế mới năm 2004 xuất hiện được ở mặt trước huy chương.
Mặt sau.
Mặt sau là biểu tượng Olympic và một chiếc nhẫn ngọc lục bảo, loại ngọc quan trọng trong văn hóa Trung Quốc
21. LONDON 2012
Mặt trước giống mẫu huy chương năm 2004.
Mặt sau.
Mặt sau có biểu tượng của Olympic 2012, một thiết kế trừu tượng, gợi ra một thành phố hiện đại. Những đường cong phía sau đại diện cho sông Thames.
22. RIO 2016
Nữ thần Nike vẫn được thiết kế ở mặt trước huy chương.
Mặt sau bao gồm một vòng nguyệt quế cách điệu, biểu tượng Olympic và hình ba người nắm tay nhau tạo thành hình dáng của Núi Sugarloaf.