Masan Resources là thành viên của CTCP Tập đoàn Masan (MSN) với chức năng khai thác mỏ Núi Pháo, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 26/07, MSN mua lại Công ty Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo kể từ năm 2010 và thành lập ra Masan Resources, nhưng cũng phải đến năm 2014 Masan Resources mới bắt đầu sản xuất thương mại đối với mỏ Núi Pháo.
Mỏ Núi Pháo được xác định là mỏ có trữ lượng vonfram lớn hàng đầu thế giới, với việc sở hữu khu mỏ này, trong các ngành công nghiệp như: ô tô, khai thác mỏ, điện tử, chế tạo vũ khí…, vonfram là kim loại cứng không thể thay thế.
Masan Resources hiện chiếm 36% thị phần vonfram thế giới và mục tiêu của công ty là 50% vào năm 2020.
Kết thúc quý 1/2016, Masan Resources đạt lợi nhuận sau thuế 11 tỷ đồng so với khoản lỗ 89 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Năm 2016, Masan Resources dự kiến doanh thu trong khoảng 4.500-5.100 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế 220 - 660 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Masan Group của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang không chỉ tập trung khai khoáng, tập đoàn này còn nổi tiếng trong lĩnh vực ngân hàng (Techcombank), thực phẩm, đồ uống (Masan Consumer) và chuỗi giá trị đạm động vật (Masan Nutri Science).
Trong đó, Masan Nutri Science và Ngân hàng Techcombank có đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh quý 1/2016 của Masan Group.
Trong quý 1/2016, MSN đạt 8.770 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 145% so với cùng kỳ năm ngoái, và 253 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế so với 4 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
MSN đạt được kết quả trên là nhờ hợp nhất Masan Nutri-Science, được mua lại vào cuối tháng 04/2015, và lợi nhuận Techcombank tăng trưởng mạnh.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2016 của tập đoàn, việc hợp nhất Masan Nutri Science đã khiến cho mức tăng trưởng doanh thu quý 1 của mảng này tăng 146%, trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 253 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với chỉ 4 tỷ đồng của quý 1/2015.
Doanh số bán thức ăn cho heo tăng mạnh giúp lợi nhuân sau thuế của Masan Nutri-Science tăng 31%.
Trên cơ sở kết quả kinh doanh riêng lẻ, doanh thu Masan Nutri-Science tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ sản lượng tăng 21%, trong đó sản lượng thức ăn chăn nuôi cho heo tăng mạnh 50%.
Masan Nutri-Science chỉ bắt đầu được hợp nhất từ cuối tháng 04/2015, trên cơ sở kết quả kinh doanh riêng của Masan Nutri-Science.
Tháng 6 vừa qua, Masan Nutri Science công bố mua nốt 30% cổ phần Anco, một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, và nâng tỷ lệ sở hữu lên 100%.
Masan Nutri Science mua lại cổ phần Anco bằng phương thức hoán đổi cổ phiếu; trong đó cổ đông của Anco sẽ hoán đổi cổ phiếu với MSN, chủ sở hữu Masan Nutri Science.
Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của MSN đối với Masan Nutri Science giảm từ 100% xuống 86% và tỷ lệ sở hữu của Masan Nutri Science tại Anco tăng từ 70% lên 100%, theo đó lợi ích gián tiếp của MSN tại Anco tăng từ 70% lên 86%.
Hiện Masan Nutri Science nắm 75,2% cổ phần Proconco và 100% cổ phần Anco. Với những động thái trên, Masan Nutri Science sẽ đóng góp quan trọng vào doanh thu lợi nhuận của MSN trong năm nay.
Theo ước tính, Masan Nutri Science sẽ đóng góp 53% doanh thu thuần và 35% lợi nhuận sau thuế gồm cả lợi ích cổ đông thiểu số trong năm 2016. Anco hiện nắm 24,9% cổ phần Vissan sau khi mua thêm 10,9% cổ phần Vissan.
Trong khi Vissan là công ty chế biến thịt đầu ngành. Ước tính doanh thu thuần năm 2015 của Vissan là 3.780 tỷ đồng, giảm 5,8% và lợi nhuận sau thuế đạt 114 tỷ đồng, tăng 4%.
Mục tiêu của Masan Nutri Science là xây dựng mô hình kinh doanh độc đáo, trực tiếp vận hành và tích hợp toàn bộ chuỗi giá trị đạm độc vật từ thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, giết mổ và chế biến thịt có thương hiệu.
Theo đó việc mua Anco và Vissan là một trong các bước thực hiện chiến lược này.
Bản thân Masan Nutri Science cũng được đặt kế hoạch tăng trưởng 20- 25% và sẽ đạt doanh thu thuần là 25.000-26.000 tỷ đồng trong năm nay.
Trong khi đó, kết quả kinh doanh quý 1/2016 của Masan Consumer ghi nhận doanh thu giảm 9% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ bia tăng 164% so với cùng kỳ.
Gần đây, thị trường đã chứng kiến sự nổi lên nhanh chóng của Uniben, đối thủ của Masan Consumer với thương hiệu “3 miền”. Uniben tập trung vào các sản phẩm phân khúc bình dân và thâm nhập vào khu vực nông thôn, nơi tiêu thụ mì gói vẫn đang tăng, trong khi tại các khu vực đô thị đã bão hòa.
Theo Kantar WorldPanel, năm 2015, thương hiệu 3 miền đã vươn lên từ vị trí số 4 lên vị trí số 3 trong danh sách các thương hiệu được tiêu dùng nhiều nhất tại khu vực nông thôn, cao hơn một bậc so với thương hiệu Kokomi của Masan Consumer.
Để phục hồi đà tăng trưởng, Masan Consumer thâm nhập vào thị trường Thái Lan thông qua hợp tác với Singha. Masan Consumer hiện đang nỗ lực tung ra nhiều sản phẩm thực phẩm tiện lợi mới vào đầu quý 3/2016 cũng như các sản phẩm gia vị và đồ uống.
Masan Consumer hiện đang sở hữu nhiều nhãn hàng quen thuộc như: Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, VinaCafe, Wake-up, Vĩnh Hảo, Kachi,…
Đây là những thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất tại các khu vực nông thôn và được lựa chọn nhiều thứ 2 tại các khu vực thành thị.
Năm 2014, 6 thương hiệu mạnh của Masan Consumer gồm: Chin-su, Vinacafe, Kokomi, Wake-up, Omachi, Nam Ngư có quy mô doanh số trên 1.000 tỷ đồng.
Trong đó với thương hiệu Wake-up là thương hiệu mẹ có tốc độ tăng trường nhanh nhất trong năm 2014. Với doanh số khủng, 6 thương hiệu này đóng góp tới 50% doanh thu của toàn tập đoàn.
Theo số liệu được công bố năm 2014, Masan nắm giữ 70% thị phần nước mắm, 71% thị phần nước tương, 43% thị phần tương ớt, 41% thị phần cà phê hòa tan.
Masan Group dự kiến lợi nhuận sau thuế của Masan Consumer là 2.900- 3.100 tỷ đồng, tăng trưởng 7,4-14,8%.
Ngoài ra, Masan Brewery là điểm sáng của lĩnh vực thực phẩm và đồ uống trong quý 1/2016 với doanh thu từ bia tăng mạnh 164% nhờ việc Masan Brewery tăng cường hiện diện tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Cũng trong quý 1/2016, ngân hàng Techcombank công bố mức thu nhập ngoài lãi tăng 8,4% giúp lợi nhuận tăng 52%.
Thu nhập lãi tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng thu nhập thuần từ phí dịch vụ và hoa hồng (tăng 50%) và thu nhập khác (tăng 96%) là những nguồn đóng góp lớn hơn vào tăng trưởng lợi nhuận.
Techcombank hiện đang theo đuổi chiến lược tăng dần tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong cơ cấu thu nhập. Báo cáo quản trị năm 2015 của Techcombank cho thấy, Masan Group đã giảm tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng này xuống còn 15%.
Tuy nhiên, cá nhân Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang là thành viên HĐQT của Techcombank nắm giữ 2,85 triệu cổ phần, tương đương 0,3216% vốn điều lệ.