Điểm đặc biệt "dị thường" chỉ có trong não bộ của người 1 tay

Nguyễn Hằng |

Hoạt động đặc biệt trong não bộ của những người chỉ có một tay khiến các nhà khoa học ngạc nhiên và thay đổi suy nghĩ về não bộ.

Các bài thử nghiệm kiểm tra quét não được thực hiện trên những người sinh ra chỉ có một tay cho thấy hoạt động của vùng não bộ liên quan tới "bàn tay bị mất" vẫn được các phần khác của cơ thể tiếp nhận mà không hề mất đi như chúng ta tưởng. 

Điều này làm thay đổi cách nhìn nhận của khoa học về não bộ con người. Cụ thể, cho dù là mất đi một cánh tay hay một chân thì các phần khác của cơ thể dường như có thể lấp đầy "khoảng trống" cho những bộ phận bị khiếm khuyết đó.

Nhóm nghiên cứu cho hay, những phát hiện của họ có thể làm thay đổi cơ bản sự hiểu biết của con người về não bộ và cách thức hoạt động cũng như quản lý công việc của bộ não.

Điểm đặc biệt dị thường chỉ có trong não bộ của người 1 tay - Ảnh 1.

Tamar Makin, một trong những nhà nghiên cứu tới từ Đại học College London (Anh) cho biết:

"Về mặt khoa học, chúng tôi đưa ra giả thuyết từ những kết quả nghiên cứu. Nếu khu vực bàn tay không giống như bây giờ mà chỉ là một bộ phận của não phụ trách các chức năng "bình thường" thì điều gì sẽ xảy ra với các chức năng được bàn tay đó thực hiện".

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm với 17 người sinh ra chỉ có một tay và 24 người có đầy đủ cả hai tay. Những người tham gia thí nghiệm được yêu cầu thực hiện 5 công việc hàng ngày, chẳng hạn như đếm tiền, gói quà...

Ngoài ra, họ cũng được yêu cầu di chuyển các bộ phận khác nhau của cơ thể. Tất nhiên, những người này khi thực hiện thí nghiệm sẽ được máy chụp cộng hưởng từ (MRI) quét lại.

Phát hiện bất ngờ, giả thuyết hay sự thật?

Những người bẩm sinh chỉ có một tay thường sử dụng những bộ phận khác để thay thế cho tay bị mất, như khuỷu tay hoặc bàn chân để thực hiện các thao tác dễ dàng hơn.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, vùng não đảm nhiệm cho bàn tay bị mất được thắp sáng lên và hoạt động hệt như khi cơ thể có đủ hai tay khi con người sử dụng các bộ phận khác.

Đây chỉ là thử nghiệm trên một nhóm người nhỏ nên các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về lý do tại sao điều "kỳ lạ" này xảy ra.

Tuy nhiên, họ đưa ra một giả thuyết rằng: Có lẽ các vùng não không được hình thành để điều khiển các bộ phận của cơ thể, mà ngược lại các bộ phận của cơ thể đang làm việc chỉ đạo não bộ.

Makin cho biết thêm: "Nếu giả thuyết này đúng thì điều này có nghĩa là chúng ta đã hiểu lầm tổ chức của não bộ đối với các bộ phận của cơ thể.

Chúng hoạt động dựa trên các phần cơ thể chứ không phải phụ thuộc vào chức năng. Tôi nghĩ đó là một điều đáng suy nghĩ vì chúng ta có thể đã mắc sai lầm trong suốt một thời gian dài".

Hiện giờ, những giả thuyết này vẫn chỉ là suy đoán nhưng nó khiến giới khoa học cần phải xem xét lại cách tổ chức của não bộ. Bộ não có lẽ linh hoạt và dễ thích nghi hơn chúng ta tưởng.

Não là một cơ quan vô cùng phức tạp với khoảng 86 tỷ neuron tỏa ra mọi hướng mà cho tới bây giờ, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng nghiên cứu và hiểu đúng.

Phát hiện mới của nhóm nghiên cứu có tiềm năng đem lại những ứng dụng mới trong ngành khoa học não bộ và giúp các nhà khoa học có thể hiểu được cách thức hoạt động để bù đắp sự khiếm khuyết các chi trong cơ thể của não bộ.

Nghiên cứu được công bố trên Current Biology.

Ảnh/ Nguồn: Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại