Tỷ lệ chọi lớn, điểm chuẩn cao
Khối ngành sức khỏe luôn có tỷ lệ chọi lớn và mức điểm chuẩn cao. Trong đó, các ngành như y đa khoa, răng hàm mặt ở mức "cao chót vót". Nhiều thí sinh dù đạt 28, 29 điểm nhưng nếu không biết chọn lựa và sắp xếp nguyện vọng phù hợp vẫn có thể bị trượt. Ngành Dược, Điều dưỡng thấp hơn nhưng cũng phải đạt từ 25 - 27 điểm mới trúng tuyển.
Điểm chuẩn khối ngành Sức khỏe luôn nằm trong top.
Lý giải nguyên nhân điểm chuẩn khối ngành sức khoẻ cao, PGS, TS, TTND. Hoàng Đức Hạnh – Trưởng khoa Y trường Đại học Đại Nam, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: "Khối ngành sức khoẻ có chỉ tiêu ít nhưng số lượng thí sinh đăng ký hàng năm lớn, đặc biệt quy tụ toàn thí sinh giỏi, xuất sắc. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành này, một trong những yêu cầu tiên quyết là thí sinh phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi, điểm xét tốt nghiệp giỏi (khá trở lên với ngành Điều dưỡng). Do đó, để có cơ hội trúng tuyển vào khối ngành này, trước hết các em phải có năng lực học tập nổi trội…"
Để học khối ngành sức khoẻ có nhất thiết phải nằm trong top "con nhà người ta"?
Tuy nhiên, PGS. TS, TTND Hoàng Đức Hạnh cũng khẳng định, để theo học khối ngành sức khoẻ, thí sinh không cần phải nằm trong top 28 -30 điểm. Những thí sinh đạt từ 22 điểm hoàn toàn đủ điều kiện để học ngành Y, 21 điểm đủ điều kiện học ngành Dược, 19 điểm đủ điều kiện học ngành Điều dưỡng nếu thí sinh sở hữu những tố chất và phẩm chất cần có của một người bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng…
Để trúng tuyển vào khối ngành Sức khoẻ, thí sinh phải có năng lực học tập nổi trội.
Đồng quan điểm, PGS, TS. Phạm Trung Kiên – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN cho biết: Khối ngành sức khoẻ nói chung và ngành Y khoa nói riêng có tính chuyên môn đặc thù cao, thông minh chỉ là điều kiện "cần". Thí sinh muốn theo đuổi lĩnh vực nghề nghiệp này cần phải có các tố chất quan trọng khác như: Khả năng tư duy và sự chăm chỉ; kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ; nhanh nhạy, chính xác trong từng động tác; lòng trung thực; trái tim nhân hậu; lòng can đảm… Chưa kể môi trường làm việc tại các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh có áp lực rất lớn, vất vả, thí sinh muốn chọn các ngành học này cần có sức khỏe, thể trạng tốt để có thể trực, làm việc thâu đêm, tiếp xúc với máu mà không… xỉu.
Tuy nhiên, thí sinh không cần phải nằm trong top 28 -30 điểm.
"Học giỏi thôi chưa đủ, các em phải có những tố chất phù hợp để làm công việc "lương y như từ mẫu". Chính vì vậy, không cần phải nằm trong top 28 - 30 điểm, 22 điểm hoàn toàn đủ để học tốt ngành Y đa khoa và trở thành bác sĩ giỏi…" PGS, TS. Phạm Trung Kiên khẳng định.
Và cũng không nằm ngoài quan điểm trên, trong khoảng 4 năm trở lại đây, Bộ GD&ĐT luôn xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào Khối ngành Sức khỏe với mức điểm giao động từ 19 – 22. Cụ thể: ngành Y là 22 điểm, ngành Dược là 21 điểm và ngành Điều dưỡng là 19 điểm.
22 điểm hoàn toàn đủ điều kiện để học ngành Y, 21 điểm đủ điều kiện học ngành Dược, 19 điểm đủ điều kiện học ngành Điều dưỡng.
Cơ hội nào cho các thí sinh 19 - 22 điểm?
PGS, TS. Phạm Trung Kiên đưa lời khuyên: Nếu thí sinh yêu thích ngành y đa khoa, các em có thể đặt ngành học đó làm nguyện vọng 1. Tuy nhiên, không nên mạo hiểm chỉ xét một nguyện vọng duy nhất mà hãy đăng ký thêm các nguyện vọng thấp hơn. Ví dụ nguyện vọng 1 là y đa khoa ở trường top cao (Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược – ĐHQGHN…), thì nguyện vọng 2 vẫn là ngành y đa khoa nhưng ở một trường có điểm chuẩn thấp hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo ngang bằng và có thêm các lợi thế cạnh tranh riêng biệt như Đại học Đại Nam (lợi thế cạnh tranh về tiếng Anh, kỹ năng mềm, thái độ tích cực…). Các nguyện vọng tiếp theo có thể là Dược, Điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm…
Nhiều phương thức để lựa chọn
Năm học 2023 – 2024, trường Đại học Đại Nam (mã trường DDN) tuyển sinh 1.030 chỉ tiêu hệ đại học chính quy khối ngành Sức khoẻ ở các ngành Y khoa (380 chỉ tiêu), Dược (500 chỉ tiêu), Điều dưỡng (150 chỉ tiêu) theo 04 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.
Phương thức 2: Sử dụng kết quả học bạ, điểm 03 môn từ kết quả học tập lớp 12 THPT theo tổ hợp đăng ký để xét tuyển.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường.
Phương thức 4: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài.
+ Ngành Y khoa 50 chỉ tiêu.
Đăng ký xét tuyển tại đây