Theo đó, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty cổ phần Hoàng Thịnh Đạt.
Địa điểm thực hiện dự án tại Xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An với quy mô sử dụng đất của dự án là 334,79 ha, trong đó, phần diện tích đất các nhà đầu tư hiện hữu đã thuê đất của Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật không tính vào phần diện tích được phép cho thuê lại đất của nhà đầu tư.
Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.900 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 570 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày 9/10/2023.
UBND nhân dân tỉnh Nghệ An có trách nhiệm kiểm tra, xác định nhà đầu tư đáp ứng điều kiện được Nhà nước cho thuê đất tại thời điểm cho thuê đất; bảo đảm điều kiện được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.
Bảo đảm điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án; tổ chức xây dựng và thực hiện phương án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở công nhân, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An và các cơ quan có liên quan giám sát, đánh giá việc triển khai dự án, trong đó có việc góp đủ vốn và đúng thời hạn theo cam kết của nhà đầu tư để thực hiện dự án theo quy định pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; hướng dẫn nhà đầu tư tuân thủ các điều kiện kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Rà soát, đảm bảo khu vực dự kiến thực hiện dự án không có công trình di sản văn hóa vật thể hoặc ảnh hưởng đến sản phẩm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An; phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Yêu cầu nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án nếu phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dụng thông thường thì phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
Theo dõi, giám sát, bảo đảm nhà đầu tư, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất bột đá Yabashi Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất nhập khẩu thủy sản Nghi Sơn thực hiện theo đúng các nội dung đã cam kết, thống nhất phí sử dụng hạ tầng và phương án đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung, đảm bảo không xảy ra tranh chấp, khiếu nại và ảnh hưởng đến hoạt động chung của các dự án đầu tư trong khu công nghiệp.
Công ty cổ phần Hoàng Thịnh Đạt (nhà đầu tư) chỉ được thực hiện dự án sau khi có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, dành tối thiểu 3% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm e, điểm g khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư, các doanh nghiệp khác thuộc diện được ưu tiên, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật thuê đất, thuê lại đất theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP.
Theo Quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định hướng phát triển công nghiệp Nghệ An là cơ cấu lại theo hướng hiện đại, phát triển nhanh, bền vững, sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Để tạo quỹ đất phục vụ phát triển công nghiệp, Nghệ An sẽ tiếp tục thực hiện các khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt với tổng diện tích 4.373 ha được phân bổ đến năm 2030. Trên diện tích này hiện Nghệ An đã quy hoạch 12 khu công nghiệp.
Đến năm 2030, toàn tỉnh quy hoạch 23 khu công nghiệp, với tổng diện tích 8.056 ha, gồm 15 khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam mở rộng và 8 khu công nghiệp nằm ngoài khu kinh tế. Theo đó dự kiến diện tích đất công nghiệp tại Nghệ An sau năm 2030 sẽ lên đến 14.117 ha, Trong đó diện tích thuộc khu kinh tế Đông Nam Là 10.458 ha và ngoài Khu kinh tế Đông Nam là 3.659 ha.
Đồng thời Nghệ An cũng phát triển 56 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.888,18 ha đến năm 2030, trong đó giữ nguyên 37 cụm công nghiệp đã được quy hoạch và bổ sung 19 cụm công nghiệp mới.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 10 khu công nghiệp, nhiều khu có quy mô lớn đã đi vào hoạt động như khu công nghiệp VSIP (367,6ha); KCN WHA (498ha); Hoàng Mai I (264,77ha); Đông Hồi (457,07ha); KCN Nam Cấm (327,83ha)…
Gần đây, Nghệ An đã trở thành điểm sáng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước. Luỹ kế từ đầu năm đến nay, Nghệ An đã thu hút được gần 1,3 tỷ USD vốn FDI và hiện đang đứng thứ 8/63 tỉnh, thành thu hút vốn FDI tốt nhất cả nước.
Theo đó, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty cổ phần Hoàng Thịnh Đạt.
Địa điểm thực hiện dự án tại Xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An với quy mô sử dụng đất của dự án là 334,79 ha, trong đó, phần diện tích đất các nhà đầu tư hiện hữu đã thuê đất của Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật không tính vào phần diện tích được phép cho thuê lại đất của nhà đầu tư.
Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.900 tỷ đồng , trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 570 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày 9/10/2023.
UBND nhân dân tỉnh Nghệ An có trách nhiệm kiểm tra, xác định nhà đầu tư đáp ứng điều kiện được Nhà nước cho thuê đất tại thời điểm cho thuê đất; bảo đảm điều kiện được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.
Bảo đảm điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án; tổ chức xây dựng và thực hiện phương án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở công nhân, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An và các cơ quan có liên quan giám sát, đánh giá việc triển khai dự án, trong đó có việc góp đủ vốn và đúng thời hạn theo cam kết của nhà đầu tư để thực hiện dự án theo quy định pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; hướng dẫn nhà đầu tư tuân thủ các điều kiện kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Rà soát, đảm bảo khu vực dự kiến thực hiện dự án không có công trình di sản văn hóa vật thể hoặc ảnh hưởng đến sản phẩm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Nghệ An; phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Yêu cầu nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án nếu phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dụng thông thường thì phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
Theo dõi, giám sát, bảo đảm nhà đầu tư, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất bột đá Yabashi Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất nhập khẩu thủy sản Nghi Sơn thực hiện theo đúng các nội dung đã cam kết, thống nhất phí sử dụng hạ tầng và phương án đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung, đảm bảo không xảy ra tranh chấp, khiếu nại và ảnh hưởng đến hoạt động chung của các dự án đầu tư trong khu công nghiệp.
Công ty cổ phần Hoàng Thịnh Đạt (nhà đầu tư) chỉ được thực hiện dự án sau khi có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Lâm nghiệp.
Bên cạnh đó, dành tối thiểu 3% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm e, điểm g khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư, các doanh nghiệp khác thuộc diện được ưu tiên, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật thuê đất, thuê lại đất theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP.
Theo Quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, định hướng phát triển công nghiệp Nghệ An là cơ cấu lại theo hướng hiện đại, phát triển nhanh, bền vững, sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Để tạo quỹ đất phục vụ phát triển công nghiệp, Nghệ An sẽ tiếp tục thực hiện các khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt với tổng diện tích 4.373 ha được phân bổ đến năm 2030. Trên diện tích này hiện Nghệ An đã quy hoạch 12 khu công nghiệp.
Đến năm 2030, toàn tỉnh quy hoạch 23 khu công nghiệp, với tổng diện tích 8.056 ha, gồm 15 khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam mở rộng và 8 khu công nghiệp nằm ngoài khu kinh tế. Theo đó dự kiến diện tích đất công nghiệp tại Nghệ An sau năm 2030 sẽ lên đến 14.117 ha, Trong đó diện tích thuộc khu kinh tế Đông Nam Là 10.458 ha và ngoài Khu kinh tế Đông Nam là 3.659 ha.
Đồng thời Nghệ An cũng phát triển 56 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.888,18 ha đến năm 2030, trong đó giữ nguyên 37 cụm công nghiệp đã được quy hoạch và bổ sung 19 cụm công nghiệp mới.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 10 khu công nghiệp, nhiều khu có quy mô lớn đã đi vào hoạt động như khu công nghiệp VSIP (367,6ha); KCN WHA (498ha); Hoàng Mai I (264,77ha); Đông Hồi (457,07ha); KCN Nam Cấm (327,83ha)…
Gần đây, Nghệ An đã trở thành điểm sáng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước. Luỹ kế từ đầu năm đến nay, Nghệ An đã thu hút được gần 1,3 tỷ USD vốn FDI và hiện đang đứng thứ 8/63 tỉnh, thành thu hút vốn FDI tốt nhất cả nước.