Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn còn nhiều trăn trở và loay hoay tìm kiếm "công thức" giúp giảng dạy hiệu quả thông qua màn hình thiết bị điện tử.
Giãn cách và giới hạn trong tiếp xúc trở thành rào cản lớn cho hoạt động giao thương và giao tiếp của con người trong mùa dịch bệnh. Kết nối từ xa qua mạng Internet trở thành phương thức tương tác chủ đạo trên mọi mặt trận từ mua sắm, giải trí, khám chữa bệnh, cho đến dạy học. Phương pháp này cũng được kỳ vọng như "liều vắc xin" cho ngành giáo dục nhằm giúp hoạt động đào tạo, học tập không bị cản trở bởi dịch bệnh.
Không những thế, dạy và học trực tuyến còn giúp "xoá nhoà" khoảng cách, ranh giới giữa người học và người dạy. Từ đó, giảm chi phí học tập, đi lại của người học, người dạy; chi phí mời chuyên gia và học giả quốc tế...
Các chuyên gia nhận định dạy và học trực tuyến được triển khai trong các đợt giãn cách xã hội sẽ không chỉ là giải pháp tình thế mà còn là xu hướng tất yếu trong quá trình chuyển đổi số trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo chia sẻ từ World Bank, từ đợt dịch năm 2020, nhiều quốc gia đã áp dụng nhiều phương pháp để duy trì giảng dạy như tận dụng các nền tảng của Google như Google Classroom để dạy online và giảm giá cước dữ liệu cho người học. Tương tự tại Trung Quốc, bên cạnh việc giảm cước dữ liệu thì người học còn được nâng băng thông truy cập khi sử dụng dịch vụ phục vụ giáo dục. Thậm chí, tại Croatia, Bộ Giáo dục nước này còn yêu cầu các trường học thiết kế riêng chương trình học trực tuyến cho trẻ em khuyết tật.
Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có thể dễ dàng xây dựng và quản lý một lớp học trực tuyến hiệu quả. Thứ nhất, giáo viên chịu áp lực đến từ việc làm quen cách giảng dạy mới cùng với yêu cầu bảo đảm chất lượng buổi học. Tiếp theo, việc quản lý và ổn định lớp học online với số lượng 30-40 học sinh không phải là điều dễ dàng. Bên cạnh đó, việc phụ huynh ngồi theo dõi sát sao con em suốt buổi học cũng vô tình tạo ra sức ép tâm lý lên thầy cô. Cuối cùng, nỗi lo về dịch bệnh ít nhiều tác động đến mỗi người và giáo viên phải gạt đi muộn phiền này để lên lớp thật chỉnh chu và hết mình.
Tất cả những áp lực kể trên vô tình gây ra cho thầy cô một nỗi sợ mang tên "dạy học online". Thấu hiểu những tâm tư của giáo viên và mong muốn đồng hành cùng họ nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến, hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) tổ chức chuỗi hội thảo "Tối ưu hóa trải nghiệm dạy học trực tuyến" được thiết kế từ chính kinh nghiệm hàng đầu và sự chủ động ứng dụng công nghệ trong giảng dạy của đơn vị.
Chuỗi hội thảo "Tối ưu hóa trải nghiệm dạy học trực tuyến" giúp giáo viên xây dựng "công thức" dạy online hiệu quả cho bản thân.
Đến với chuỗi hội thảo, giáo viên sẽ được lắng nghe những chia sẻ nghiên cứu học thuật cũng như kinh nghiệm thực tiễn đến từ các diễn giả giàu kinh nghiệm từ hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS, Nhà xuất bản Đại học Cambridge và Nhà xuất bản Macmillan. Từ đó, mỗi giáo viên sẽ tìm ra "công thức" tạo nên một lớp học trực tuyến hiệu quả, ứng dụng tối ưu các giải pháp công nghệ trong giáo dục, nhanh chóng bắt kịp Edtech – xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại.
Người tham gia sẽ được tiếp cận phương pháp quản lý lớp học trực tuyến, tìm hiểu các công cụ giúp giáo viên xây dựng buổi học sinh động qua màn hình máy tính, ứng dụng công nghệ khơi gợi tinh thần vui học trong tiết ngữ pháp... Ngoài ra, VUS còn dành riêng một chủ đề để thảo luận về những áp lực của nhà giáo 4.0, những biện pháp giúp giáo viên cải thiện và tăng cường sức khỏe tinh thần trước những trở ngại dạy học trực tuyến, cũng như tạo nền tảng để giáo viên thích ứng với trạng thái bình thường mới.
Theo đó, buổi hội thảo đầu tiên sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ sáng Chủ nhật hằng tuần từ 07/11 đến 05/12. Chủ đề đầu tiên "Làm thế nào để quản lý lớp online hiệu quả?" được chia sẻ bởi bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh - Quản lý Chuyên môn của VUS - tốt nghiệp Thạc sĩ Ngành Ngôn ngữ học Ứng dụng của ĐH Curtin (Úc). Để tham gia, giáo viên truy cập và đăng ký tại vus.link/WebinarGVT11.
Chuỗi hội thảo "Tối ưu hóa trải nghiệm dạy học trực tuyến" là một trong những hoạt động thể hiện nỗ lực của Anh văn Hội Việt Mỹ VUS trong việc góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ngành giáo dục, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Anh ngữ trên cả nước, thích ứng những xu hướng mới trong thời đại 4.0.