Ảnh: Cắt từ video trong bài
Hai người đàn ông đi rừng đã phát hiện ra một ụ đất to bất thường giữa khu rừng và khi đào ụ đất này thì họ đã phát hiện ra điều bất ngờ. Bên trong ụ đất này có những quả trứng trắng khá to và bất ngờ hơn là sinh vật đang canh giữ tổ trứng này.
Đó là một con rắn có màu khoang đen - vàng, một loài rắn có nọc độc cực kỳ nguy hiểm. Loài rắn này chính là rắn cạp nong (danh pháp hai phần: Bungarus fasciatus), loài rắn độc dài nhất trong chi Cạp nia.
Xem video:
Đào tổ rắn cạp nong cực độc
Tổ trứng gồm 7 quả được con rắn cạp nong canh giữ, tuy nhiên không giống như tập tính làm tổ của rắn hổ mang chúa (xem tại đây), cạp nong thường chiếm các tổ đã làm sẵn của chuột hay mối, kiến để đẻ trứng.
Chúng sẽ đẻ từ 4 đến 16 trứng và cuộn mình canh giữ tổ trong khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, thỉnh thoảng chúng vẫn ra ngoài để kiếm ăn. Con non sẽ phá vỏ trứng để ra ngoài vào tháng 7 hoặc tháng 8 với chiều dài khoảng 30 - 35cm.
Cạp nong. Ảnh: Pinterest
Là loài rắn hoạt động về đêm nên ban ngày chúng rất chậm chạp, rất sợ ánh sáng nên thường rúc đầu vào dưới cơ thể. Tuy nhiên nếu bị cắn sẽ rất nguy hiểm vì nọc độc của loài rắn này mạnh gấp 4 lần so với hổ mang thông thường.
Hiện số lượng của chúng đang bị suy giảm nghiêm trọng (khoảng 50%) do bị con người lấn chiếm môi trường sống nên cạp nong đã được xếp vào danh mục bổ sung Nghị định 32/HĐBT, nhóm IB nhóm động vật nghiêm cấm khai thác, buôn bán, giết mổ và sử dụng.