Chùm ảnh mới được tập hợp gần đây cho thấy, phong cách thời trang công sở hồi thập niên 1930-1960 của các nữ nhân viên văn phòng rất... gợi cảm, thậm chí táo bạo.
Thịnh hành nhất trong những thập niên đó là công thức: vòng 1 “bự” - vòng 2 siêu nhỏ - vòng 3 kết hợp với mini juyp và đương nhiên kết thúc bằng giày cao gót.
Những cô thư ký văn phòng làm công việc bàn giấy khi đó có phong cách ăn mặc rất tự do, phóng khoáng với cách trang điểm cầu kỳ, đặc trưng là đôi mắt với lông mi đen dày và đôi môi đỏ đầy đặn gợi cảm. Đó được coi là những biểu tượng cực kỳ hấp dẫn nữ tính lúc bấy giờ.
Kể từ đó đến nay, phong cách thời trang đã thay đổi rất nhiều và môi trường làm việc của tại công sở cũng được cải thiện tích cực như yêu cầu không hút thuốc, không say xỉn, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới đã được giải quyết tương đối thoả đáng.
Thập niên 1960: Phụ nữ thời kỳ này ưa chuộng một vòng ngực lớn và vòng eo siết chặt để tạo ra những đường cong nổi bật.
Tấm hình đen trắng này không thể hiện được những màu sắc rực rỡ tươi tắn của chiếc váy hoa, nhưng chắc chắn văn phòng đã tươi sáng hơn nhiều nhờ sự hiện diện của cô thư ký.
Một nhận định luôn luôn đúng: Mốt xoay vòng. Những chiếc quần sóc ngắn bây giờ đã xuất hiện từ trước đó cả nửa thế kỷ nhưng thật khó tưởng tượng khi các cô thư ký dám mặc nó tới văn phòng làm việc.
Những cô thư ký nền nã và kín đáo của thập niên 1920-1930. Thời kỳ này điện thoại bắt đầu trở nên phổ biến tại nơi làm việc và chức danh thư ký sẽ kiêm thêm nhiệm vụ nhận điện thoại.
Trong rất nhiều thập kỷ, hút thuốc vẫn được chấp nhận ở nơi làm việc và nơi công cộng, tuy vậy, thập niên 1990 đã chứng kiến những thay đổi về nhận thức đối với khói thuốc lá. Kể từ đó nhiều cơ quan đã ngăn cấm việc hút thuốc tại nơi làm việc.
Ở cuối thập niên 1930, phụ nữ bắt đầu có khái niệm về sự nghiệp. Đa số họ vẫn tiếp tục đi làm dù đã bước vào tuổi 40 hoặc đã có gia đình, con cái.
Phụ nữ cho tới thập niên 60 vẫn được coi là những người phụ nữ của gia đình, họ được phép có sự nghiệp riêng, có thể đi làm dù đã lập gia đình nhưng họ không được phép để lộ những tham vọng trong công việc của mình, đi làm chỉ là một cách để hỗ trợ chồng về kinh tế.
Trong những thập niên này, sexy giới hạn ở một đôi chân trần.
Mối quan hệ giữa ông chủ và thư ký vẫn luôn là một trong những đề tài “nóng” từ xưa đến nay. Chức danh thư ký thường đi liền với những định kiến xã hội. Vì vậy, trong thập niên 1950, danh từ thư ký được thay bằng chức danh “trợ lý văn phòng”.
Phụ nữ kể từ thập niên 1960 đã bắt đầu thử sức với tất cả các thể loại công việc nhưng phổ biến nhất vẫn là giáo viên, y tá, thư ký, nhân viên đánh máy, thủ thư, và nhân viên bán hàng.
Cuối những năm 1960, các thiết bị văn phòng bắt đầu được cách tân.
Chiếc máy đánh chữ xách tay và máy fax đời đầu
Hình ảnh những cô thư ký xinh đẹp trở nên thời thượng trong các bộ phim truyền hình lúc bấy giờ
Sau chiến tranh thế giới II, người ta bắt đầu ưa chuộng cụm từ “trợ lý văn phòng” hơn là danh từ “thư ký”. Sự thay đổi này trong cách dùng từ được cho là giúp làm chuyên nghiệp hoá công việc bàn giấy đồng thời nâng cao địa vị của những phụ nữ làm công việc này.
Trong những thay đổi về văn hoá xã hội diễn ra hồi thập niên 1950-1970, phong trào đòi bình quyền của phụ nữ diễn ra mạnh mẽ nhất, họ muốn có địa vị xã hội tốt hơn, được đánh giá đúng về những đóng góp đối với công ty và xã hội.
Tuy vậy, trong những năm gần đây, chức danh thư ký bắt đầu được sử dụng thịnh hành trở lại, các nhà ngôn ngữ và xã hội học cho rằng từ thư ký có nhiều “nồng độ nữ tính” hơn và có lẽ phụ nữ thích điều này.
Công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống tại văn phòng, thay vì nghe điện thoại và bị gián đoạn công việc. Họ có thể vừa trả lời điện thoại, vừa đánh máy.
Bức ảnh chụp năm 1930, Albert Einstein đang đọc cho cô thư ký ghi lại một bản báo cáo khoa học trong căn hộ của ông ở Berlin.